Tính vị: Vị đắng, tính hàn.
Qui kinh: vào các kinh Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại tràng, Tiểu tràng.
Ứng dụng lâm sàng:
- Thanh thấp nhiệt, trừ hỏa độc ở tạng phế: dùng cho các bệnh phế ung, phế có mủ, viêm phổi. gây sốt cao; hoặc trường hợp hàn nhiệt vãng lai (lúc sốt, lúc rét), trị ho do phế nhiệt.
- Lương huyết an thai: dùng trong các trường hợp thai động chảy máu phối hợp với Ngãi diệp, Chư ma căn.
- Trừ thấp nhiệt ở vị tràng: dùng trong các bệnh tả lî, đau bụng, phối hợp với Hoàng liên.
- Chỉ huyết: dùng trong bệnh thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, băng huyết, hoặc bí tiểu tiện.
- Thanh can nhiệt: dùng chữa đau mắt đỏ.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kî: những người tỳ vị hư hàn; phụ nữ có thai không động thai không dùng.
Chú ý:
-
- Tác dụng dược lý: nước sắc Hoàng cầm có tác dụng giải nhiệt, phần Genin của Flavonoid có tác dụng lợi niệu. Dịch ngâm hoặc thuốc sắc có tác dụng hạ huyết áp, cầm máu.
- Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng cầm có tác dụng kháng khuẩn khá rộng, ức chế trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu, song cầu khuẩn, viêm não, song cầu khuẩn, viêm phổi, liên cầu khuẩn dung huyết, trực khuẩn thương hàn, ho gà, lî. Đáng chú ý là phần tác dụng lại chính là phần Genin của flavonoid.
- Hoàng cầm chưa qua chế biến bị ẩm, thường xuất hiện màu xanh, nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là do men Baicalinase có trong bản thân Hoàng cầm, thủy phân một số flavonoid thành sản phẩm khi gặp oxy của không khí, sẽ bị oxy hóa thành sản phẩm có màu xanh. Sản phẩm này có tác dụng thanh nhiệt kém đi, tác dụng kháng khuẩn giảm hẳn. Do đó, trong quá trình chế biến, khi làm mềm, cần đồ vị thuốc để diệt men, đảm bảo hoạt chất của thuốc.