Tính vị qui kinh
Vị đắng hơi hàn. Qui kinh Can, Đại tràng.
Theo Y văn cổ:
Thành phần chủ yếu:
Rutin, Betulin, Sophoradiol, Glucuronic acid.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền: Thuốc có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, thanh can tả hỏa.
Chủ trị các chứng: tiện huyết, trĩ huyết, niệu huyết, lạc huyết, nục huyết, can nhiệt mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt.
Trích đoạn Y văn cổ:
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu, sao thành than tác dụng càng tăng.
2.Tác dụng với mao mạch: giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch.
3.Tác dụng của thuốc đối với hệ tim mạch: chích tĩnh mạch chó được gây mê dịch Hoa hòe, huyết áp hạ rõ rệt. Thuốc có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với tim cô lập ếch và làm trở ngại hệ thống truyền đạo. Glucozit vỏ hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim cô lập và tim tại thể của ếch. Hòe bì tố cótác dụng làm giãn động mạch vành.
4.Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe bì tố có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu của gan và ở cửa động mạch. Đối với xơ mỡ động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng trị.
5.Tác dụng chống viêm: đối với viêm khớp thực nghiệm của chuột lớn và chuột nhắt, thuốc có tác dụng kháng viêm.
6.Tác dụng chống co thắt và chống lóet: Hòe bì tố có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của đại tràng và phế quản. Tác dụng chống co thắt của Hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin. Rutin có tác dụng làm giảm vận động bao tử của chuột lớn, làm giảm bớt rõ rệt só ổ lóet của bao tử do thắt môn vị của chuột.
7.Tác dụng chống phóng xạ: Rutin làm giảm bớt tỷ lệ tử vong của chuột nhắt do chất phóng xạ với liều chí tử.
8.Rutin có tác dụng phòng ngừa tổn thương do đông lạnh thực nghiệm: đối với tổn thương độ 3 càng rõ, đối với độ 1 và 2 cũng có tác dụng.
9.Tác dụng chống tiêu chảy: nước Hoa hòe bơm vào ruột của thỏ kích thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu chảy.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Dùng làm thuốc lương huyết chỉ huyết: Trong các chứng tiêu ra máu, trĩ ra máu, huyết lî, băng lậu, niệu huyết, dùng bài:
2.Trị Huyết áp cao: Hoa hòe, Hy thiêm thảo đều 20 - 40g sắc nước uống.
3.Trị băng lậu:
Hoa hòe than, Tề thái, Mã xĩ hiện đều 30g, Ô tặc cốt nung, Thuyên thảo than, Địa du than, Kế mộc (?) mỗi thứ 15g, Bồ hoàng than 10g, Sinh Cam thảo 5g. Tùy chứng gia giảm. Phan Hóa Quang đã dùng trị cho 140 ca băng lậu, ngày uống 1 thang, ra máu nhiều dùng 2 thang mỗi ngày. Kết quả: uống 1 - 3ngày hết chảy máu( 64 ca); 4 - 6 ngày hết (53 ca); không kết quả (23 ca); tỷ lệ có kết quả 83,6%, xuất huyết cơ năng thuốc có tác dụng tốt hơn là đối với băng huyết có tổn thương thực thể. (Trung y tạp chí 1982,3(6):28).
4.Trị bệnh Trĩ:
5.Trị vảy nến: Hoa hòe sao vàng tán bột mịn, luyện mật làm hoàn mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần, dùng nước sôi để nguội uống sau bữa cơm. Kết quả đã trị 53 ca, khỏi 6 ca, tiến bộ 22 ca, có tiến bộ 19 ca, không kết quả 6 ca ( Thông tin nghiên cứu bệnh ngoài da 1972, 3:207).
6.Trị mụn nhọt mùa hè: dùng Hoa hòe khô 30 - 60g cho nước 1500ml sắc lấy nước, lấy bông thấm nước rửa tại chỗ, nước có thể hâm nóng mỗi ngày rửa 2 - 3 lần, bã thuốc đắp vào chỗ đau. Thường sau 1 - 2 ngày mụn nhọt hết sưng và khỏi ( Báo cáo của Cốc Trần Thanh, Tạp chí Trung y Giang tây 1966, 9(7):40).
7.Trị chứng can nhiệt: mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt ... thuốc có tác dụng thanh can nhiệt, nấu uống như nước trà có thể phối hợp thêm Cúc hoa, Hạ khô thảo.
Liều dùng và chú ý:
PHỤ LỤC: HÒE GIÁC
Hòe giác là quả của cây Hòe, vị đắng tính hàn, qui kinh vào Can và Đại tràng. Tác dụng cũng như Hoa hòe nhưng tác dụng cầm máu kém hơn và tác dụng thanh nhiệt mạnh hơn, có tác dụng nhuận tràng. Tính dược của Hoè giác âm hàn, trầm giáng dùng trị trĩ ra máu, tiểu ra máu.
Dùng trị trị trĩ ra máu đau sưng có thể phối hợp với Địa du, Hoàng cầm, Đương qui.
Trường hợp trị huyết áp cao có thể phối hợp với Hoàng cầm, Quyết minh tử, Hạ khô thảo.
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền- Ảnh sưu tầm từ Internet