Rễ mọc cong queo thành chùm, có nhiều rễ con hơn rễ sài hồ, vỏ đen sẫm, ruột vàng ngà, ít rễ con, khô chắc, thơm, ruột trắng ngà là tốt.
Thứ mọc ở bãi biển (hải hà) tốt hơn thứ mọc ở đồi bãi.
Rễ cây này cứng giòn và có mùi thơm đặc biệt.
Tính vị: vị đắng, mùi thơm nhẹ, tính hàn.
Quy kinh: Vào hai kinh Can và đởm.
Tác dụng: thuốc hoà giải biểu lý.
Chủ trị:
- Dùng sống: trị Can uất, phát biểu, trị ngoại cảm.
- Tẩm sao: bổ trung ích khí.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 20g.
Cách bào chế:
- Rễ chùm bám nhiều đất bùn, chẻ ra rửa sạch đất, thái nhỏ 2 - 3 ly phơi hoặc sấy nhẹ lửa (50o - 60o C) cho khô, dùng sống, cách này thường dùng.
- Sau khi thái và làm khô, có thể tẩm rượu hay mật 2 giờ rồi sao thơm (tuỳ theo đơn của lương y). Mỗi 1kg rễ lức thì tẩm 100 - 150ml rượu hoặc mật.,
Bảo quản: không nên để lâu quá 3 tháng, mất hương vị. Đậy kín, để nơi khô ráo.
Ghi chú:
- Không dùng rễ cây Cúc tần hay rễ cây Đại bi (Blumea baisamifera, họ Cúc) để thay thế rễ cây Sài hồ vì hai rễ này chỉ phát hãn mà không lợi tiểu.
- Theo kinh nghiệm các cụ thì dùng rễ cây Lức hay Sài hồ có công hiệu hơn, vừa phát hãn, vừa lợi tiểu.
Kiêng ky: hư hoả không nên dùng.
Nguồn tin: Theo yhoccotruyentk, Ảnh nguồn http://www.uphcm.edu.vn