Gai Bồ kết vị cay tính ôn.
Tác dụng dược lý: thác độc bài nùng, hoạt huyết tiêu thũng.
Chủ trị các chứng: ung thư sang độc sơ khởi hoặc chưa vỡ mủ; uống trong hoặc đắp ngoài.
Liều uống: 3 - 10g, dùng ngoài lượng vừa đủ. Không dùng đối với phụ nữ có thai.
Báo cáo của Lý Ước Bá trị 10 ca viêm Amidale cấp, dùng Tạo giác thích 10g sắc chai 2 lần: sáng tối, uống trong ngày. Kết quả chỉ 1 ca không khỏi còn lại điều trị khỏi trong vòng 2 - 6 ngày. Phần lớn bệnh nhân sau khi uống thuốc qua ngày thứ hai sốt hạ, bạch cầu hạ xuống bình thường, amidale sưng đỏ giảm, triệu chứng lâm sàng được cải thiện (Lý Ước Bá, Tạp chí Tai mũi họng Trung hoa, 1959,2:159).
TÀI LIỆU THAM KHẢO THÊM:
TẠO GIÁC
(Fructus Gledisiae Sinensis)
Tạo giác tức là quả Bồ kết còn gọi là Tạo giáp, Chư nha tạo, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là quả khô của cây Bồ kết. Có tên khoa học là Gleditsia sinensis Lamk Mimosafera Lour hay là Gleditschia autralis Hemsl thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Cây Bồ kết mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Riêng đảo Cát Bà Hải Phòng hằng năm sản xuất tới 40 tấn Bồ kết. Bồ kết cũng mọc nhiều ở các tỉnh phía nam Trung Quốc và các tỉnh khác như Hoa Bắc, Hoa Đông, Trung Nam, Tứ Xuyên, Quí Châu.
Thường vào mùa thu quả chín hái về rửa sạch phơi khô. Lúc dùng đập vụn, dùng sống hoặc sao cháy. Cây Bồ kết còn cung cấp 2 vị thuốc khác là:
Tính vị qui kinh:
Tạo giác vị cay tính ôn, có độc, qui kinh phế và đại tràng.
Theo các sách thuốc cổ:
Thành phần chủ yếu:
Saponin triterpenoid bao gồm: glenidin, gledigenin, gleditschia saponin ceryl alcohol, nonacosane, stigmasterol, sitosterol.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Tạo giác có tác dụng trừ đàm, khai khiếu, tán kết tiêu thũng.
Chủ trị các chứng: hung trung đàm thịnh, khái nghịch thương khí, trung phong hàm răng nghiến chặt, động kinh đàm nghịch, cấm khẩu, ung thư sang thũng (ung nhọt sưng lở).
Trích đoạn Y văn cổ:
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Ứng dụng lâm sàng:
1.Hóa đàm: dùng cả quả Bồ kết (vỏ và nhân) sấy khô tán bột, mật ong luyện viên nặng 0,2g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 - 3 viên; không dùng cho người yếu ho ra máu. Đã trị 103 ca các loại bệnh lao phổi, áp xe phổi, tâm phế mạn, giãn phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phế quản có đờm đặc khó khạc, sau bình quân 16,5 ngày, kết quả long đờm tốt (Mao Bản Linh, Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1982,12:783).
2.Trị tắc ruột cấp: dùng Cát căn, Tạo giác mỗi thứ 500mg, cho nước 4000ml bỏ vào nồi sắc 40 phút, bỏ xác, nồi vẫn đặt trên lửa bảo đảm độ nóng của nước. Dùng 10 lớp gạc làm thành 4 miếng rộng mỗi bề 30cm, tẩm nước thuốc đắp lên bụng chườm nóng 3 - 4 lần trong ngày mỗi lần 1 giờ, ngoài ra tùy tình hình bệnh cho trụ sinh, bổ sung dịch, giảm áp lực bao tử, theo dõi 40 ca, khỏi 37 ca ( Vương Cẩm Vân, Học báo viện Y học Hà Nam 1965, 22:203).
3.Trị viêm tuyến vú sau sanh: Tạo giác tán bột trộn với cồn 75% hoặc rượu trắng, dùng 1 lớp gạc bọc thuốc thành gói nhỏ nhét vào lỗ mũi cùng bên đau, 12 giờ sau lấy ra. Theo dõi 36 ca điều trị khỏi trong số 43 ca được điều trị ( Hứa Hoài Cần, Tạp chí Y học Trung Hoa 1973,11:685).
4.Trị trẻ em lười ăn: cho Tạo giác vào chảo, trước to lửa sao nhỏ lửa để sao tồn tính, tán bột mịn cho vào lọ để dùng, mỗi lần uống 1g, ngày 2 lần, trộn với đường uống. Thường từ 3 - 10 ngày, trung bình 5 ngày có hiệu nghiệm. Đã trị 110 ca, tỷ lệ kết quả 94,5%% ( Uông Di Khôi, Tạp chí Trung y Hồ Bắc 1987,1:25).
5.Trị ho suyễn đờm nhiều:
6.Trị trúng phong cấm khẩu, hàm răng nghiến chặt:
7.Trị táo bón:
8.Trị nhức răng sâu răng: Bồ kết tán mịn rắc bột vào chân răng, chảy nước dãi nhổ đi.
9.Trị Quai bị: quả Bồ kết (bỏ hạt) tán nhỏ hòa giấm thanh, tẩm bông đắp vào chỗ đau, 30 phút lại tẩm đắp 1 lần cho đến khỏi.
10.Trị trẻ em chốc đầu rụng tóc: Bồ kết đốt thành than tán nhỏ, rửa sạch vết chốc đắp Bồ kết lên.
11.Trị lỵ lâu ngày: Hạt Bồ kết sao vàng tán nhỏ, hồ nếp viên bằng hạt ngô ngày dùng 10 - 20 viên, uống với nước chè đặc (nên uống vào buổi sáng sớm để khỏi mất ngủ).
Liều lượng thường dùng và chú ý:
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet