Ở nước ta, khắp nơi đều có mọc cây Tơ hồng nhưng còn ít chú ý khai thác để làm thuốc.
Tính vị qui kinh:
Vị cay ngọt, tính bình. Qui kinh Can thận.
Theo các sách thuốc cổ:
Về qui kinh:
Thành phần chủ yếu:
Vitamin A, glycosides.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Thỏ ty tử có tác dụng: bổ dương, ích âm, cố tinh, súc niệu, minh mục, chỉ tả.
Chủ trị các chứng: thận hư, liệt dương, tiểu tiện không tự chủ, băng đới, mắt mờ, tỳ hư tiết tả, tiêu khát.
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Trên thực nghiệm, thuốc có tác dụng tăng lực co bóp của tim cóc cô lập, làm hạ huyết áp chó gây mê và các tác dụng hưng phấn tử cung cô lập.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị chứng thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng, tiểu nhiều lần, các chứng lỵ lâu ngày: Thỏ ty tử vừa có tác dụng bổ âm và bổ dương nhưng thiên về bổ dương mà không mạnh nên lúc bổ dương cần phối hợp với Bổ cốt chi, Đỗ trọng, Lộc nhung; lúc cần bổ âm cần phối hợp với Thục địa, Sơn thù nhục. Các bài thuốc có thể chọn dùng:
2.Dùng trong nhãn khoa trị mắt mờ, mắt hoa do thận hư, can thận bất túc (thường gặp ở người già, giai đoạn đầu đục thủy tinh thể) phối hợp với Sa tiền tử, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Tang thầm tử hoặc với Thận khí hoàn. Có thể dùng bài:
3.Trong sản khoa, dùng trị chứng thận hư, thai động, dọa sẩy: thường phối hợp với các vị thuốc như Tục đoạn, Tang ký sinh, Đỗ trọng làm bổ thận, an thai. Trường hợp thận hư, kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, dùng bài Bát trân thang gia Thỏ ty tử, Ích mẫu thảo.
4.Trị chứng tiêu khát (tiểu đường): dùng nước sắc Thỏ ty tử hoặc độc vị Thỏ ty tử tán mịn làm hoàn uống.
5.Trị chứng Bạch điến phong: dùng Thỏ ty tử cả thân và hạt 25g, ngâm vào 100ml cồn 95%, sau 48 giờ đem xát vào vùng bệnh, ngày 2 - 3 lần. Tác giả trị 10 ca có kết quả 8 ca (Báo cáo của khoa Da liễu Y học viện Tây An đăng báo Y học viện Tây An 1959,6:88).
Liều thường dùng:
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet