Tính vị qui kinh:
Vị ngọt nhạt, tính hơi hàn, qui kinh Phế vị.
Theo các sách thuốc cổ:
- Sách Bản thảo cương mục: vị ngọt nhạt, tính hàn, không độc, nhập thái âm phế, dương minh vị kinh.
Thành phần chủ yếu:
Uronic acid, galacturonic acid, glucose, xylxylose.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng: lợi thủy thảm thấp, thông nhũ (kích thích ra sữa).
Chủ trị các chứng: chứng lâm, thấp ôn, phụ nữ cho con bú, ít sữa.
Trích đoạn Y văn cổ:
- Sách Bản thảo cương mục: " thông thảo, sắc trắng mà khí hàn, vị nhạt, nhập kinh Thái âm Phế, dẫn nhiệt đi xuống nên lợi đại tiểu tiện, nhập kinh dương minh vị, thông khí đi lên mà thông sữa".
- Sách Bản thảo chính nghĩa: " thuốc thanh nhiệt lợi thủy, tính vị như Mộc thông nhưng không đắng, tác dụng tả giáng nhưng không mạnh, thông lợi mà không thương âm, dùng hợp đối với chứng thấp nhiệt nhẹ, đối với chứng nhiệt thâm bễ kết, tác dụng kém Mộc thông".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Chưa có tài liệu ghi chép.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị chứng phù do thấp nhiệt, tiểu ít:
- Thông thảo thang: Thông thảo, Cù mạch, Thiên hoa phấn, Liên kiều đều 10g, Cát cánh, Sài hồ, Mộc thông, Thanh bì, Bạch chỉ, Xích thược đều 8g, Cam thảo 3g, sắc uống ngày 1 thang.
- Hải kim sa 12g, Thông thảo, Hạnh nhân, Kê nội kim, La bạc tử đều 10g, Hậu phác, Mộc thông, Trần bì đều 6g. Trị cổ trướng nhẹ, tiểu ít, sắc uống ngày 1 thang.
- Thông thảo, Cù mạch đều 10g, Mộc thông 6g, Liên kiều 10g, Cam thảo 3g, sắc uống trị viêm tiết niệu.
- Thông thảo 8g, Phục linh bì 12g, Đại phúc bì 10g, sắc uống trị viêm cầu thận cấp, phù.
2.Trị ít sữa: thuốc có tác dụng thông sữa.
- Thông nhũ thang: Thông thảo 6 - 8g, móng heo 1 đôi, Xuyên khung 6g, Xuyên sơn giáp 8g, Cam thảo 3g, sắc uống. Ngoài dùng nước hành rửa vú.
- Thông thảo, cám gạo đều 10g, hạt bông (sao vàng) 15g, nước sắc 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
Liều dùng: 3 - 10g.