Tiền hồ mọc ở các tỉnh Triết Giang, Hồ Nam, An Huy (loại hoa trắng); ở Giang Tây, Triết Giang (loại hoa tím). Ở nước ta mới phát hiện có Tiền hồ gọi là Qui nam ở Đồng Đăng (Lạng Sơn).
Ở Trung Quốc thường người ta đào rễ cây Tiền hồ và mùa đông hay mùa xuân, rửa sạch bỏ rễ con phơi hay sấy khô làm thuốc hoặc luyện mật sao (lửa nhỏ cho đến khi dính tay) gọi là Chích Tiền hồ.
Tiền hồ hoa trắng, người Trung Quốc quen gọi là Nham phong. Tiền hồ mọc ở Tứ Xuyên gọi là Tín Tiền hồ.
Tính vị qui kinh:
Tiền hồ vị đắng cay tính hơi hàn, qui kinh phế.
Theo các sách thuốc cổ:
Thành phần chủ yếu:
Trong sách Trung dược học thành phần chủ yếu của:
Tiền hồ hoa trắng có: Tinh dầu và bạch hoa tiền hồ tố A,B,C,D
Tiền hồ hoa tím có: Tinh dầu và glucosid tử hoa tiền hồ, tử hoa tiền hồ tố.
Theo sách " Chinese Herbal medicine" các thành phần chủ yếu cụ thể có: Radix peucedani Decursivi: decusin, nodakenin, spongesterol, tinh dầu (volatile oil), manitol.
Theo sách của Đỗ Tất Lợi trong Tiền hồ có: chất glucosid là nodakenin, tinh dầu, tanin, spongosterola.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Tiền hồ có tác dụng: giáng khí trừ đàm, tuyên tán phong nhiệt. Chủ trị các chứng đàm trọc ủng tắc ở phế gây nên chứng ho suyễn, ngoại cảm phong nhiệt.
Trích đoạn Y văn cổ:
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị viêm phế quản thể nhiệt: ho đàm nhiều màu vàng, tức ngực khó thở.
2.Trị viêm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm amidale .) thể phong nhiệt:
Liều lượng thường dùng và chú ý:
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet.