Tính vị qui kinh:
Vị đắng sáp, tính hơi hàn. Qui kinh Phế, Can, Đại tràng.
Theo các sách cổ:
Thành phần chủ yếu:
Thujene, thujone, fenchome, pinene, caryophyllene, aromadendrin, quercetin, myrycetin, hinokiglavone, amentoflavone, tannin, vitamin C.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền: Lương huyết chỉ huyết, khu đờm chỉ khái. Chủ trị các chứng thổ huyết, khái huyết, nục huyết, niệu huyết, băng lậu, xuất huyết do chấn thương, chứng ho suyễn đờm nhiều.
Trích đoạn Y văn cổ:
B.Kết quả nghiên cứu theo dược lý hiện đại:
1.Tác dụng cầm máu: Nước sắc Trắc bá diệp đối với thời gian chảy máu của chuột nhắt và thời gian đông máu của thỏ đều có tác dụng rút ngắn, thuốc có tác dụng cầm máu, nhưng than Trắc bá diệp tác dụng đông máu kém hơn.
2.Tác dụng giảm ho: Phần lắng đọng của nước sắc với rượu, dịch chiết xuất cồn có tác dụng giảm ho rõ. Có thể là thuốc tác dụng lên trung khu thần kinh.
3.Tác dụng long đờm: Dịch chiết xuất cồn của thuốc có tác dụng long đờm.
4.Tác dụng giảm cơn hen: Cặn lắng nước sắc cồn có tác dụng làm giãn cơ trơn của khí quản cô lập của chuột Hà lan và chuột nhắt. Nhưng trên mô hình chuột Hà lan gây hen bằng Histamin thì lại không có tác dụng rõ rệt.
5.Tác dụng an thần: Thuốc có tác dụng tăng cường tác dụng gây mê của Pentobarbital sodium, làm giảm rõ rệt sự hoạt động của súc vật thực nghiệm.
6.Ảnh hưởng đối với hệ tuần hoàn: Nước sắc thuốc lắng cặn bằng cồn chích tĩnh mạch hoặc thụt dạ dầy cho mèo đều có tác dụng hạ áp nhẹ, có tác dụng giãn mạch tai thỏ cô lập.
7.Tác dụng kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ, thương hàn, bạch hầu, liên cầu khuẩn B, trực khuẩn lao, Virút cúm 68-1, virút ban phỏng.
8.Tác dụng đối với cơ trơn của ruột: Nước sắc thuốc dùng cồn lắng có tác dụng làm giãn cơ trơn đoạn ruột cô lập chuột Hà Lan rõ rệt, chống co thắt ruột do Histamin và acetylcholine gây nên.
9.Độc tính của thuốc: Chích nước sắc thuốc vào bụng chuột nhắt gây nhiễm độc cấp LD50 là 15,2g/kg. Nước sắc thuốc dùng cồn lắng chích vào bụng chuột thì LD50 là 30,5g/kg nói lên độc tính giảm.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Dùng trị các chứng xuất huyết ( huyết nhiệt vong hành) như: thổ huyết, nục huyết, băng lậu, niệu huyết.
2.Dùng trị xuất huyết do lóet dạ dày tá tràng: Nhi Đạt Nhân dùng Trắc bá diệp 15g, sắc nước uống trị 50 ca và 50 ca làm lô chứng. Ở lô trị bằng lá Trắc bá, xét nghiệm phân hết máu bình quân 2,8 ngày; lô chứng 4,5 ngày ( tạp chí Nội khoa Trung hoa 1960,8(3):249).
3.Trị trĩ xuất huyết: Sao Trắc bá diệp 30g, Kinh giới sao đen 15g, than Địa hoàng 20g, tán bột, cho nước sôi chế 200ml thụt ruột lưu cho đến lúc không nhịn được, ngày 1 lần. Với phương pháp này, Trương Pháp Vân đã trị khỏi 8 ca ( Tạp chí bệnh giang môn Trung Quốc 1985,4:5).
4.Dùng trị bệnh ngoài da: Trần Hữu Thế đã dùng bài: Trắc bá diệp, Địa long đều 20g, Hoàng liên, Địa hoàng đều 25g, Hùng hoàng 15g, Khinh phấn 10g, Tùng hương 6g, tán bột mịn trộn dều với dầu thơm, ngày thay 1 lần trị zona 23 ca, lở chảy máu vàng 17 ca, bình quân 3 - 7 ngày khỏi.
5.Trị ho gà: Trắc bá diệp tươi gồm cả nhánh con 30g sắc được 100ml cho mật ong 20ml. Dưới 2 tuổi mỗi lần uống 15 - 20ml, ngày 3 lần, lượng tùy theo tuổi gia giảm. Đã trị 56 ca ho gà trẻ em. Sau uống thuốc 4 - 10 ngày, khỏi 41 ca, tiến bộ rõ 9 ca, không khỏi 6 ca ( Tạp chí Nhi khoa Trung hoa 1960,11(2):146).
6.Trị lao phổi: Khoa lao Quân y viện giải phóng quân Trung Quốc 309 đã dùng Viên Trắc bá diệp và dịch chích Trắc bá diệp trị 153 ca liều mỗi ngày tương đương 120g thuốc sống, liệu trình 3 - 5 tháng, kết quả tổ dùng đơn thuần Trắc bá diệp 119 ca, tỷ lệ vết nám mất 73,95%, tỷ lệ kín hang là 23,33%, BK đờm chuyển thành âm tính là 58,14%, phần lớn các triệu chứng ho, mồ hôi trộm, ho ra máu, mệt mõi được cải thiện rõ rệt. ( Báo Quân y 1976,7:57).
7.Trị sói tóc: Trắc bá diệp tươi ( gồm cả quả non) 25 - 35g, xắt nhỏ cho vào 60 - 75% cồn 100ml, 7 ngày sau lọc nước dùng, xát vào chỗ rụng tóc, ngày 3 - 4 lần. Đã trị 160 ca, kết quả tốt 33 ca, có kết quả 91 ca, tỷ lệ kết quả 77,5% ( Tạp chí y học Trung Quốc 1973, 53(8):459).
8.Trị quai bị: Dùng Trắc bá diệp 200 - 300g, rửa sạch giã nát gia lòng trắng trứng gà trộn đều đắp vùng đau, mỗi ngày 7 - 8 lần, thường trong 1 ngày là hết phù, đã trị 50 ca, trừ 2 ca nhiễm khuẩn dùng thêm trụ sinh, còn 48 ca chỉ đắp thuốc 1 - 2 ngày là khỏi ( Tăng Minh Nhân, Tạp chí Trung y Hà Bắc 1985,4:31).
Liều dùng và chú ý:
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet.