Trân châu dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Nhật hoa tử bản thảo. Trân châu nhỏ có thể bằng hạt cải, to có thể bằng hạt đậu, hạt ngô. Chất cứng rắn nhiều màu sắc, vừa dùng làm thuốc vừa làm đồ trang sức. Con trai có thể bắt ở vùng bể hoặc nuôi để lấy Trân châu.
Tính vị qui kinh:
Trân châu vị ngọt mặn tính hàn. Qui kinh Tâm Can.
Theo các sách thuốc cổ:
Thành phần chủ yếu:
Calcium carbonate (chừng 90%), magnesium carbonate, calcium phosphate ferric oxide, silica và nhiều nguyên tố Natri, kẽm, chì, đồng, manganèse. Ngọc trai có nhiều calcium carbonate và ít magnesium carbonate hơn loài sống ở biển.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Trân châu có tác dụng trấn kinh an thần, thanh can trừ ế (mộng mắt), thu liễm sinh cơ.
Trích đoạn y văn cổ:
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị trẻ em kinh phong, sốt co giật, người lơn hồi hộp mất ngủ:
2.Trị bệnh đau mắt (mắt đỏ đau, mắt có mộng thịt):
3.Trị viêm lở mồm tái phát nhiều lần: Trân châu phối hợp với bột Thanh đại, Mai phiến, Ngưu hoàng, Hoạt thạch (Trân đại tán). Tác giả Trương Vinh dùng trị 319 ca lóet mồm, bôi hoặc phun sương vùng bệnh ngày 3 - 4 lần. Đối với bệnh nặng gia uống 0,5g, ngày 2 - 3 lần. Kết quả: tốt 196 ca, tỷ lệ 61,44%; có kết quả 100 ca 31,35%; khong kết quả 23 ca, 7,21% ( Tạp kỷ yếu nghiên cứu các chế phẩm Trung dược 1985,1:21).
Liều thường dùng:
Phụ lục: TRÂN CHÂU MẪU
( Mother of Pearl)
Còn có tên là Ngọc diệp, là những hạt sần sùi nổi lên trong vỏ cứng của con trai các loại Concha Margaritaferae hoặc Pteria Martensii (Dunker), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Đồ kinh bản thảo.
Tính vị ngọt, mặn và lạnh, qui kinh Tâm can.
Thành phần cũng gần như Trân châu.
Thuốc có tác dụng bình can tiềm dương, thanh can minh mục.
Dùng trên lâm sàng cũng như Trân châu nhưng không quí bằng.
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet