Tính vị qui kinh:
Vị đắng, ngọt, cay, hơi ôn. Qui kinh Can thận.
Theo các sách thuốc cổ:
Thành phần chủ yếu: Alkaloids, Benzene.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng bổ can thận, an thai, chỉ lậu, hoạt huyết, làm liền gân cốt (nên có tên Tục đoạn). Chủ trị các chứng Can thận hư, lưng đau, chân yếu, trị thai lậu, thai trụy, gãy xương, bong gân, sái gân, lở nhọt.
Theo các sách thuốc cổ:
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng làm thóat mủ (bài nùng) đối với ung nhọt, cầm máu, giảm đau, có tác dụng tăng sữa và làm tăng nhanh tổ chức tái sinh.
Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam của Đỗ tất Lợi: nghiên cứu tác dụng dược lý loài Dypsacuspilosus (cùng chi khác loài với Tục đoạn), có nhận xét với liều 0,2 - 0,3g cao đối với một thể trọng của chó và mèo thì thấy huyết áp cao lên, nhịp tim nhanh lên, đồng thời biên độ mạch cũng tăng, hơi thở mau và sâu. Thử trên tủy sống của ếch thấy cao Dypsacus pilosus có tác dụng gây mê mạnh.
Ứng dụng lâm sàng:
Chủ yếu dùng Tục đoạn trị chứng đau lưng, chân. Tác dụng gần giống với Ngưu tất, Đỗ trọng. So với Đỗ trọng thì Tục đoạn đắng ôn, có tác dụng hoạt huyết thường dùng cho trường hợp té ngã, chấn thương, gãy xương. Còn vị Đỗ trọng ngọt, ôn chuyên dùng ôn bổ có giá trị chữa chứng thận hư, đau lưng và an thai. Còn Ngưu tất có xu hướng đi xuống chữa đau phần dưới tốt.
1.Trị đau lưng và chân (thuộc thể hư và hàn thấp), chân gối mỏi, gân cốt co cứng, dùng bài:
2.Trị té gây đau lưng gối, chân tay đau sưng hoặc trường hợp gãy xương kín, bong gân:
3.Trị phụ nữ băng lậu, khí hư, bạch đới, hoặc động thai, thai lậu (dọa sẩy) dùng bài:
Liều lượng thường dùng:
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet