Tính vị qui kinh:
Tính hàn, vị cay đắng. Qui kinh Tâm, Can, Đởm.
Theo Y văn cổ:
Thành phần chủ yếu:
Chất vàng curcumin I, curcumin II, III ., tinh dầu. Ngoài ra còn có tinh bột, nhựa ( 40 - 50%, 6 - 8% nước - theo R.R. Paris và H.Moyse 1967), còn có canxi oxalat, chất béo, Khương hoàng tố.
Tác dụng dược lý:
Khương hoàng tố có tác dụng kích thích tiết và bài tiết mật. Trên súc vật thực nghiệm thuốc có tác dụng làm giảm các mảng xơ vữa của nội mạc mạch vành và động mạch chủ.
1.Hoạt huyết chỉ thống, hành khí giải uất: trị được các chứng sườn đau, đau kinh, kinh nguyệt không đều, các chứng trưng hàtích tụ cho nên sách Bản thảo kinh sơ gọi Uất kim là khí dược của phần huyết.
2.Thanh nhiệt lương huyết: trị các chứng thổ huyết, nục huyết, niệu huyết, hành kinh chảy máu cam ( đảo kinh).
3.Thanh nhiệt khai khiếu: trị các chứng bất tỉnh, động kinh, chứng điên.
4.Lợi đởm thối hoàng: trị chứng thoái nhiệt hoàng đản.
Trích đoạn Y văn cổ:
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị bệnh can: như viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, nhiễm độc gan.
2.Trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh:
3.Trị chứng sốt cao mê man và chứng điên cuồng:
4.Trị sỏi mật: Dùng Uất kim kết hợp với Hải kim sa, Kim tiền thảo, Kê nội kim.
5.Trị mạch vành: Dùng Thư tâm tán ( Uất kim, Tam thất, Xích thược .) trị bệnh mạch vành 40 ca sau khi dùng thuốc, độ ngưng tập tiểu cầu giảm rõ, độ dính tiểu cầu giảm rõ ( Tạp chí Trung y dược Thượng Hải 1986,12:40).
6.Trị xuất huyết bao tử: Dùng Tam thất Uất kim thang ( Tam thất, Uất kim, Thục địa hoàng, Ngưu tất ) gia giảm tùy theo triệu chứng bệnh, kết quả đánh giá theo tình hình nôn ra máu, phân có máu, kết quả khá tốt ( Tạp chí Trung y 1982,12:14).
7.Trị ngoại tâm thu: Dùng bột hoặc viên Uất kim, bắt đầu uống 5 - 10g ngày, uống 3 lần, nếu không có gì khó chịu gia lên 10 - 15g x 3 lần mỗi ngày, 3 tháng là một liệu trình. Đã trị 52 ca ngoại tâm thu thất, khỏi 14 ca, tốt 11 ca, khá 9 ca, không kết quả 18 ca, tỷ lệ có kết quả 755 ( Báo Trung y Bắc Kinh 1984,3:18).
Liều lượng thường dùng: uống, dùng trong thuốc thang sắc: 6 - 12g.
Chú ý: Không dùng chung với Đinh hương.
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet.