Tính vị qui kinh: Vị đắng, tính hàn. Qui kinh Phế.
Theo các sách cổ:
Thành phần chủ yếu:
Trong Xạ can có Glucozit: Belacandin (C24H24O12), tectoridin (C22H22O11), Iridin (C24H28O4), Magiferin và Shekanin (Xạ can tố).
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Xạ can có tác dụng: thanh nhiệt giải độc, khu đờm lợi yết, trị các chứng hầu họng sưng đau, đàm thịnh ho suyễn.
Các sách cổ ghi:
B.Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng chống nấm ngoài da và chống virut đường hô hấp.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị viêm đường hô hấp trên cổ sưng đau: có thể dùng độc vị hoặc phối hợp thêm các vị thuốc nhuận phế hóa đàm lợi yết như: Hoàng cầm, Cát cánh, Cam thảo, Khoản đông hoa.
2.Trị viêm phế quản thể hen hoặc hen phế quản: thuốc có tác dụng hóa đàm bình suyễn.
3.Trị Chyluria (chứng đái đục): Mỗi ngày dùng Xạ can 15g, sắc nước uống gia đường vừa đủ chia 3 lần uống hoặc làm thành viên uống 10 ngày là 1 liệu trình. Trường hợp bệnh đã lâu gia Xuyên khung 9g, Xích thược 12g, nước tiểu có máu gia Sinh địa, Tiên hạc thảo mỗi thứ 15g. Tác giả đã trị 104 ca, tỷ lệ khỏi 90,4% (Tạp chí Trung y 1981,5:364). Một tác giả khác, Tống Kiến Hoa dùng Xạ can mỗi ngày 12, 15, 20, 25g, sắc nước chia 3 lần uống. Trị 87 ca, kết quả khỏi 85,1% (Tạp chí Trung y 1986,11:66).
Liều thường dùng: 6 - 10g.
Ghi chú: Theo tài liệu của Giáo sư Đỗ Tất Lợi: " Xạ can được coi là vị thuốc chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú, tắt tia sữa, chữa kinh nguyệt đau, thuốc lọc máu. Có nơi dùng chữa rắn cắn: nhai nuốt lấy nước, bã đắp lên nơi rắn cắn".
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet