Nạn kinh 1- 5

Thứ ba - 05/11/2013 15:02

Danh y Biển Thước

Danh y Biển Thước
Nhất Nan viết : “Thập nhị kinh giai hữu động mạch. Độc thủ thốn khẩu dĩ quyết ngũ tạng lục phủ tử sinh cát hung chi pháp hà vị dã ?”
- Nhiên : “ Thốn khẩu giả, mạch chi đại hội, thủ Thái âm chi mạch động  dã. Nhân nhất hô, mạch hành tam thốn, nhất hấp mạch hành tam thốn, hô hấp định tức, mạch hành lục thốn. Nhân nhất nhật nhất dạ, phàm nhất vạn tam thiên ngũ bạch tưc, mạch hành ngũ thập độ, chu ư thân , lậu thủy há bách khắc Vinh Vệ hành Dương nhị thập ngũ độ, hành Âm nhị thập ngũ độ, vi nhất chu dã. Cố ngũ thập độ phục hội ư thủ Thái âm thốn khẩu giả ngũ tạng lục phủ chi sở chung thỉ, cố pháp thủ ư Thốn khẩu dã”.   
* Điều 1 Nan nói : “12 kinh đều có động mạch nhưng chỉ cần thủ mạch ở Thốn khẩu để chẩn đoán việc  lành dữ, chết sống của ngũ tạng lục phủ mà thôi. Nói như vậy có nghĩa là gì?
      Thực vậy : “Thốn khẩu là nơi đại hội của mạch, là động mạch của kinh thủ Thái âm. Con người mỗi lần hô (thở ra)  thì mạch hành 3 thốn, mỗi lần hấp ( thở vào) mạch cũng hành 3 thốn. Hô hấp định tức, mạch hành 6 thốn. Con người mỗi ngày đêm  thở gồm 13.500 tức, mạch hành  50 độ, chu 1 vòng thân thể, lậu thủy ( nước chảy xuống ) chảy đầy 100 khắc,khí Vinh Vệ vận hành ở dương phận 25 độ, vận hành ở âm phận cũng 25 độ, thành 1 chu. Cho nên phép chẩn phải thủ mạch Thốn khẩu”.

NAN 2
 
Điều 2 Nan ghi : “ Mạch có Xích và có Thốn, nghĩa là thế nào?
Thực vậy, Xích và Thốn là nơi đại yếu hội của mạch. Từ ( vị trí bộ ) Quan cho đến (vị trí bộ) Xích, gọi là ‘Xích nội’, thuộc về phần Âm khí quản trị. Từ bộ Quan cho đến huyệt Ngư tế gọi là ‘Thốn nội’, thuộc về phần Dương khí quản trị.
Cho nên tách 1 phần của Thốn làm Xích, tách 1 phần của Xích làm Thốn.
Cho nên, Âm được 1 thốn trong xích nội và Dương được 9 phân trong Thốn nội. Sự chung thỉ của Xích  và Thốn gồm có ‘1 thốn và chín phân’. Đó là ý nghĩa để gọi tên Xích  và Thốn vậy.
 
NAN 3
 
* Điều 3 Nan ghi : “Mạch có Thái quá, có Bất cập, có Âm Dương tương thừa, có Phúc, có Dật, có Quan, có Cách, nói thế nghĩa là thế nào ?”
Thực vậy : “Phía trước Quan là nơi động của Dương, mạch phải (dương) hiện ra 9 phân mà Phù. Nếu quá (mức) thì phép gọi là Thái quá; nếu giảm hơn thì phép gọi là Bất cập. Nếu nó đi thẳng lên đến huyệt Ngư tế thì gọi là Dật, là Ngoại quan, Nội cách. Đây là mạch “Âm thừa”.
Phía sau Quan là nơi động của Aâm, mạch phải hiện ra 1 thốn mà Trầm. Nếu quá (mức) thì phép gọi là Thái quá; nếu giảm hơn thì phép gọi là Bất cập. Nếu nó đi thẳng nhập vào huyệt Xích trạch thì gọi là Phúc, là Nội quan, Ngoại cách. Đây là mạch “Dương thừa”.
Cho nên nói rằng : “Nếu gặp phải mạch Phúc và mạch Dật thì đó là mạch thuộc chân tạng. Con người (gặp trường hợp này) không bệnh cũng chết”.
 
NAN 4
 
* Điều 4 Nan ghi :“Mạch có cái phép Âm Dương. Nói như vậy nghĩa là thế nào ?”
Thực vậy : “Thở ra (hô xuất) do Tâm và Phế, hít vào (hấp nhập) do Thận và Can. Trong khoảng hô và hấp, Tỳ nhận lấy “cốc” và “vị”. Mạch của nó ở trung (giữa).
Phù thuộc Dương, Trầm thuộc Aâm. Đó là ý nghĩa của Âm Dương vậy.
“Nếu Tâm và Phế đều Phù, làm thế nào có thể phân biệt được ?”
Thực vậy : “Phù mà Đại Tán, đó là mạch của Tâm; Phù mà Đoản Sắc, đó là mạch của Phế”.
“Nếu Thận và Can đều Trầm, làm thế nào có thể phân biệt được ?”
Thực vậy : “Lao mà Trường, đó là mạch của Can; khi đè ngón tay xuống thấy Nhu, đưa ngón tay lên thấy Thực, đó là mạch của Thận”.
Tỳ thuộc trung châu (bờ đất ở giữa), cho nên mạch của nó ở giữa. Đây là phép Âm Dương vậy.
Mạch có loại “nhất Âm nhất Dương”, “nhất Âm nhị Dương”, “nhất Âm tam Dương”, có loại “nhất Dương nhất Âm”, “nhất Dương nhị Âm”, nhất Dương tam Âm”. Nói như vậy, thốn khẩu có 6 mạch, đều động cả ư ?”
Thực vậy : “Lời nói trên đây, không có ý nói rằng cả 6 mạch đều động, mà chỉ đề cập đến vấn đề Phù Trầm, Trường Đoản, Hoạt Sắc mà thôi”.
Phù thuộc Dương, Hoạt thuộc Dương, Trường thực Dương; Trầm thuộc Âm, Đoản thuộc Âm, Sắc thuộc Âm.
Khi nói : “nhất Âm nhất Dương” là nói mạch đến Trầm mà Hoạt; “nhất Âm nhị Dương” là nói mạch đến Trầm Hoạt mà Trường; “nhất Âm tam Dương” là nói mạch đến Phù Hoạt mà Trường, có lúc 1 Trầm”.
Khi nói : “nhất Dương nhất Âm” là nói mạch đến Phù mà Sắc; “nhất Dương nhị Âm” là nói mạch đến Trường mà Trầm Sắc; “nhất Dương tam Âm” là nói mạch đến Trầm Sắc mà Đoản, có lúc 1 Phù. Tất cả phải dựa vào tình trạng cụ thể của mạch khí ở mỗi đường kinh để mà gọi tên sự thuận nghịch của bệnh”.
 
NAN 5
 
* Điều 5 Nan ghi : “Mạch có khinh có trọng. Nói thế nghĩa là thế nào ?”
Thực vậy : “Lúc bắt đầu, ta nắm lấy bộ mạch, sức nặng bằng 3 hạt đậu, như vậy là ta đã đắc được mạch ở phần bì mao, đó là Phế bộ; nếu ta đè nặng bằng 6 hạt đậu, như vậy là ta đã đắc được mạch ở phần huyết mạch, đó là Tâm bộ; nếu ta đè nặng bằng 9 hạt đậu, như vậy là ta đã đắc được mạch ở phần cơ nhục, đó là Tỳ bộ; nếu ta đè nặng bằng 12 hạt đậu, như vậy là ta đắc được mạch ở phần Cân (Cân bình), đó là Can bộ, nếu ta đè mạnh đến vùng của cốt, nâng ngón tay lên mạch sẽ đến nhanh, đó là Thận bộ. Cho nên “khinh trọng là như thế”.
 


Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

 Từ khóa: ngũ tạng, tử sinh, cát hung

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây