Điều 41 Nan viết : “Chỉ riêng có Can là có đến 2 lá, nó được ứng với gì ?”.
Thực vậy : “Can thuộc đông phương Mộc. Mộc thuộc mùa xuân, (đó là lúc) vạn vật bắt đầu sinh ra. Ý (của mùa xuân, của Can) không cần phải là người thân (mới thi ân). Nó (Can) cách Thái âm vẫn rất gần, rời Thái dương không xa, ví như có “lưỡng Tâm”. Cho nên, nó có 2 lá nhằm ứng với lá của Mộc vậy”.
Điều 42 Nan viết : “Trường Vị của con người dài hay ngắn, nhận được thủy cốc nhiều hay ít ?”. Thực vậy : “Vị to 1 xích 5 thốn, đường kính 5 thốn, dài 2 xích 6 thốn, căng ngang để chứa thủy cốc được 3 đấu 5 thăng. Bên trong thường phải giữ lại (thủy cốc); (gồm) cốc 2 đấu, thủy 1 đấu 5 thăng. Tiểu trường to 2 thốn rưỡi, đường kính 8 phân 1/3, dài 3 trượng 2 xích, nhận được cốc 2 đấu 4 thăng, thủy được 6 thăng 3 hợp 2/3. Hồi trường lớn 4 thốn, đường kính 1 thốn rưỡi, dài 2 trượng 1 xích, nhận được cốc 1 đấu, thủy 7 thăng rưỡi. Quảng trường to 8 thốn, đường kính 2 thốn rưỡi, dài 2 xích 8 thốn, nhận được cốc 9 thăng 3 hợp 1/8. Vì thế tính chung Trường và Vị dài 5 trượng 8 xích, 4 thốn, nhập chung thủy cốc 8 đấu 7 thăng 6 hợp 6/8. Đây là con số mà Trường Vị đo được độ dài ngắn và sức chứa nhận về thủy cốc. Can cân nặng 4 cân 4 lượng, bên trái có 3 lá, bên phải có 4 lá, tất cả gồm 7 lá.Nó chủ về tàng hồn. Tâm cân nặng 12 lượng, bên trong có 7 lỗ lớn, 3 lỗ nhỏ (?), chứa đựng tinh trấp 3 hợp, chủ về tàng thần. Tỳ cân nặng 2 cân 3 lượng, hình dẹp rộng 3 thốn, dài 5 thốn, có khối mỡ “tán cao” nặng nửa cân, nó chủ về bọc huyết làm ấm ngũ tạng, chủ về tàng ý. Phế cân nặng 3 cân 3 lượng, 6 lá 2 lỗ nhĩ, gồm 8 lá, chủ về tàng phách. Thận có 2 quả, cân nặng 1 cân 1 lượng, chủ về tàng chí. Đởm nằm trong khoảng dưới là gan ngắn, cân nặng 3 lượng 3 thù, chứa đựng tinh trấp 3 hợp. Vị cân nặng 2 cân 2 lượng, quanh co khúc khuỷu, co lại duỗi ra, dài 2 xích 6 thốn, to 1 xích 5 thốn, đường kính 5 thốn, chứa đựng cốc 2 đấu, thủy 1 đấu 5 thăng. Tiểu trường cân nặng 2 cân 14 lượng, dài 3 trượng 2 xích, rộng 2 thốn rưỡi, đường kính 8 phân 1/3, cuộn khúc từ phía tả, phần tích chứa cuộn lại thành 16 khúc, chứa đựng cốc 2 đấu 4 thăng, thủy 6 thăng 3 hợp 2/3. Đại trường cân nặng 2 cân nặng 2 cân 12 lượng, dài 2 trượng 1 xích, rộng 4 thốn, đường kính 1 thốn rưỡi. Nó cuộn khúc lại từ phía hữu của rún thành 16 khúc, chứa đựng cốc 1 đấu thủy 7 thăng rưỡi. Bàng quang cân nặng 9 lượng 2 thù rộng bề ngang đến 9 thốn, chứa nước tiểu đến 9 thăng 9 hợp. Miệng rộng được 2 thốn rưỡi. Từ môi đến răng dài 9 phân, từ xỉ (răng) đến phía sau của hội yếm sâu 3 thốn rưỡi, rộng có thể chứa được đến 5 hợp. Lưỡi nặng 10 lượng, dài 7 thốn rộng 2 thốn rưỡi. Cửa “yết môn” cân nặng 10 lượng, rộng 2 thốn rưỡi, dài xuống đến Vị 1 xích 6 thốn. Cửa “hầu lung” cân nặng 12 lượng, rộng 2 thốn, dài 1 xích 2 thốn, 9 tiết (đốt). Cửa “giang môn” cân nặng 12 lượng, to 8 thốn, đường kính 2 thốn 2/3, dài 2 xích 8 thốn, chứa đựng cốc 9 thăng 2 hợp 1/
Điều 43 Nan viết : “Con người không ăn uống trong 7 ngày thì phải chết, tại sao thế ?” Thực vậy : “Trong Vị của con người thường phải giữ đủ 2 đấu cốc, và 1 đấu 5 thăng thủy. Cho nên một người bình nhân mỗi ngày 2 lần đến cầu tiêu, mỗi lần như vậy bỏ đi 2 thăng rưỡi, trong ngày là 5 thăng. Trong 7 ngày thì 5 lần 7 là 3 đấu 5 thăng, thế là thủy cốc đều bị ra hết. Vì thế một người bình nhân, nếu trong 7 ngày mà không ăn uống thì phải chết, đó là vì thủy cốc và tân dịch đều bị tận (hết), tức là phải chết”.
Điều 44 Nan viết : “Thất xung môn nằm ở đâu ?”. Thực vậy : “Môi gọi là Phi môn; Răng gọi là Hộ môn; Hội yếm gọi là Hấp môn; Vị gọi là Bôn môn; miệng dưới của thái dương gọi là U môn; Đại trường, Tiểu trường gọi chung là Lam môn; hạ cực gọi là Phách môn. Cho nên gọi tất cả là “thất xung môn”.
Điều 45 Nan viết : “Kinh nói rằng : Có bát hội, ở đâu ?”. Thực vậy : “Phủ hội ở Thái thương, tạng hội ở nơi sườn cụt, cân hội ở huyệt Dương Lăng tuyền, tủy hội ở tuyệt cốt, huyệt cốt ở cách du, cốt hội ở huyệt Đại trữ, mạch hội ở huyệt Thái uyên, khí hội ở Tam tiểu nơi ngoài đường cân thẳng ngay giữa 2 vú. Khi nhiệt bệnh bên trong, nên thủ các khí huyệt hội nhau ấy”.
Điều 46 Nan viết : “Người già nằm mà không ngủ được, còn những người thuộc lớp tuổi thiếu tráng thì nằm ngủ mà không bị thức, tại sao ?”. Thực vậy : “Những người thuộc lớp tuổi thiếu tráng thì huyết khí thịnh, cơ nhục còn trơn nhuận, khí đạo còn thông, sự vận hành của vinh và vệ không mất đi lẽ thường của nó, cho nên ban ngày họ được “tinh : sáng suốt, hợp với Dương”, ban đêm họ không bị thức (không mất ngủ). Người già thì huyết khí suy, cơ nhục không còn trơn nhuận, đường vận hành của vinh vệ bị chậm lại, cho nên ban ngày họ không thể “nhanh nhẹn, sáng suốt”, ban đêm không ngủ được. Đó là lý do cho biết tại sao người già thì không ngủ được”.
Điều 47 Nan viết : “Chỉ có gương mặt người là có thể chịu được lạnh, tại sao thế ?”. Thực vậy : “Đầu của con người là nơi hội của các kinh Dương. Các mạch của Âm đều lên đến cổ, ngực rồi quay trở xuống, chỉ có mạch Dương lên đến trên đầu mà thôi. Do đó, nó làm cho gương mặt chịu được lạnh vậy”.
Điều 48 Nan viết : “Con người có tam hư, tam thực, thế nghĩa là thế nào ?”. Thực vậy : “Có sự hư thực của mạch, có sự hư thực của bệnh, có sự hư thực của chẩn. Khi nói “hư thực của mạch”, có nghĩa là nếu nhu thì thuộc hư, nếu khẩn và lao (cứng) thì thuộc thực. Khi nói “hư thực của bệnh”, có nghĩa là nếu bệnh từ trong phát ra thì thuộc hư, nếu bệnh từ ngoài nhập vào thì thuộc thực. Bệnh còn nói chuyện được thuộc hư, bệnh không còn nói chuyện được thuộc thực. (Bệnh thể) hòa hoãn thuộc hư, bệnh thể cấp khẩn thuộc thực. Khi nói “hư thực của phép chẩn”, có nghĩa là nếu vùng bì phu còn nhu hoãn thuộc hư, nếu vùng bì phu bị căng cứng thuộc thực. Nếu vùng bì phu còn biết ngứa thì thuộc hư, nếu còn biết thống thì thuộc thực. Nếu (ấn nhẹ) bên ngoài mà bị thống, nếu (ấn mạnh) vào đến bên trong mà thấy khoan khoái, đó là ngoài bị thực, trong bị hư. Nếu ấn mạnh mà thấy thống, nếu ấn nhẹ mà thấy khoan khoái, đó là trong bị thực mà ngoài bị hư. Ta gọi đó là tình trạng “hư thực” vậy”.
Điều 49 Nan viết : “Có “chính kinh tự bệnh” lại có “ngũ tà làm thương (thành bệnh)”. làm thế nào để phân biệt được ?”. Thực vậy : “Kinh nói : Ưu sầu tư lự thì làm thương Tâm. Thân mình bị lạnh, uống thức lạnh thì làm thương Phế. Sự tức giận làm cho khí nghịch lên trên mà không xuống được làm thương Can. Ăn uống và lao nhọc thì làm thương Tỳ. Ngồi lâu ở nơi ẩm thấp, ráng sức ở dưới nước thì làm thương Thận. Đây là trường hợp tự bệnh của chính kinh”. “Thế nào là ngũ tà (gây bệnh) ?”. Thực vậy : “Có “trúng Phong”, có “Thương thử”, có “ăn uống và lao nhọc”, có “thương hàn”, có “trúng thấp”, ta gọi đây là ngũ tà (gây bệnh)”. “Giả sử Tâm bệnh. Dựa vào đâu để biết rằng đó là do trúng Phong gây nên ?”. Thực vậy : “Sắc phải xích”. “Dựa vào đâu để nói như thế ?”. “Can chủ về sắc, Can tự nhập vào mình thì sắc thanh, nhập vào Tâm thì sắc xích, nhập vào Tỳ thì sắc hoàng, nhập vào Phế thì sắc bạch, nhập vào Thận thì sắc Hắc. Can là tà của Tâm, cho nên ta biết sắc diện phải xích. Khi phát bệnh thì thân mình nhiệt, dưới sườn bị mãn, thống, mạch phù đại mà huyền”. “Dựa vào đâu để biết rằng (Tâm bệnh) là do thương thử gây nên ?”. Thực vậy : “Phải ghét mùi xú”. “Dựa vào đâu để nói như thế ?”. “Tâm chủ về xú. (Tâm) tự nhập vào mình thì gây thành “tiêu” xú, nhập vào Tỳ thì gây thành “hương” xú, nhập vào Can thì gây thành “táo” xú, nhập vào Thận thì gây thành “hủ” xú, nhập vào Phế thì gây thành “tinh” xú. Cho nên, ta biết rằng đó là Tâm bệnh do thương thử mà gây nên thì (bệnh nhân) phải ghét mùi xú. Khi phát bệnh thì thân mình nhiệt mà bứt rứt, Tâm bị thống, mạch phù đại mà tán”. “Dựa vào đâu để biết rằng (Tâm bệnh) là do ăn uống và lao nhọc gây nên ?”. Thực vậy : “Phải thích vị khổ. Nếu hư thì không thích ăn, nếu thực thì thèm ăn”. “Dựa vào đâu để nói như thế ?”. “Tỳ chủ về vị. (Tỳ) nhập vào Can thành vị toan, nhập vào Tâm thành vị khổ, nhập vào Phế thành vị tân, nhập vào Thận thành vị hàm, (Tỳ) tự nhập thành vị ca. Cho nên ta biết rằng tà khí của Tỳ nhập vào Tâm thì gây thành chứng thích vị khổ. Khi phát bệnh thì thân mình nhiệt mà tay chân nặng, thích nằm, tứ chi không co duỗi thoải mái, mạch phù đại mà hoãn”. “Dựa vào đâu để biết rằng (Tâm bệnh) là do thương hàn gây nên ?” Thực vậy : “(Bệnh nhân) phải nói sàm ngôn vọng ngữ”. “Dựa vào đâu để nói như thế ?”. “Phế chủ về thanh (âm). (Phế) nhập vào Can thành hô (kêu, la), nhập vào Tâm thành ngôn (hay nói), nhập vào Tỳ thành ca (hát), nhập vào Thận thành thân(rên), (Phế) tự nhập vào mình thành khóc. Cho nên ta biết rằng tà khí của Phế nhập vào Tâm sẽ gây thành chứng sàm ngôn, vọng ngữ. Khi phát bệnh thì thân mình nhiệt ớn ớn sợ lạnh, nếu nặng sẽ bị ho suyễn, mạch phù đại mà sắc”. “Dựa vào đâu để biết rằng (Tâm bệnh) là do trúng Thấp gây nên?”. Thực vậy : “(Bệnh nhân) phải ra mồ hôi không ngừng”. “Dựa vào đâu để nói như thế ?”. “Thân chủ về Thấp. (Thận) nhập vào Can thành nước mắt, nhập vào Tâm thành mồ hôi, nhập vào Tỳ thành nước bọt (hoặc chất dịch nhờn), nhập vào Phế thành nước mũi, (Thận) tự nhập vào mình thành nước bọt (thóa). Cho nên ta biết rằng khi tà khí của Thận nhập vào Tâm sẽ làm cho bệnh nhân mồ hôi ra không dứt. Khi phát bệnh thì thân mình nhiệt mà vùng thiếu phúc thống, cẳng chân bị lạnh mà nghịch, mạch trầm nhu mà đại. Trên đây là những phép để biết ngũ tà (gây bệnh)”.
Điều 50 Nan viết : “Bệnh có Hư tà, có Thực tà, có Tặc tà, có Vi tà, có Chính tà. Lấy gì để phân biệt ?”. Thực vậy : “Đi từ phía sau đến gọi là hư tà; đi từ phía trước đến gọi là Thực tà; đi từ “sở bất thắng” đến gọi là Tặc tà; đi từ “sở thắng” đến gọi là Vi tà; tự bệnh gọi là chính tà”. “Dựa vào đâu để nói như thế ?”. “Giả sử Tâm bệnh : do trúng phong mà bị bệnh gọi là Hư tà; do thương thử mà bị bệnh gọi là Chính tà; do ăn uống lao nhọc mà bị bệnh gọi là Thực tà; do thương hàn mà bị bệnh gọi là Vi tà; do trúng Thấp mà bị bệnh gọi là Tặc tà”.