Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc bệnh tâm phúc mãn, sớm ăn thời chiều không thể ăn... Bệnh đó tên là gì? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh đó tên là Cổ trướng [2].
Hoàng Đế hỏi: Điều trị thế nào? [3] Kỳ Bá đáp: Dùng kê thỉ lễ. Một liều bớt, hai liều khỏi. Hoàng Đế hỏi: Có khi lại phục phát là vì sao? [4] Đó là do sự uống ăn không giữ gìn, nên mới gây nên sự “ngã lại” như vậy [5]. Hoàng Đế hỏi: Có người mắc chứng “đầy ách” ở Hung Hiếp và chi lạc, không ăn được. Mỗi khi bệnh sắp phát, thời như ngửi thấy mùi tanh hôi nước mũi chẩy ra, nhổ ra huyết, tứ chi lạnh, mắt hoa, thường thường đại, tiểu tiện cũng ra huyết... Đó là bệnh gì? Vì sao mà mắc phải? [6] Kỳ Bá thưa rằng: Bệnh đó gọi là huyết khô. Nguyên nhân do lúc ít tuổi, có sự gì thoát mất nhiều huyết, hoặc nhân lúc say rượi mà nhập phòng, trung khí kiệt. Can thương, ở con gái thời nguyệt cự không xuống được [7]. Điều trị dùng phương pháp nào? làm sao để phục hồi? [8] Dùng bốn phần Ô tặc cốt, một phần Lự nhự. Hai vị hợp lại dùng Trứng chim sẻ luyện làm hoàn, viên bằng hạt đỗ nhỏ. Mỗi lần dùng 5 viên sau khi ăn cơm, tiêu với nước Bào ngư... Thuốc đ làm cho lợi trường. Can bị tổn thương [9]. Hoàng Đế hỏi: Có người mắc chứng thiếu phúc to phình lên, trên dưới tả hữu như có rễ. Đó là bệnh gì? [10] Kỳ Bá thưa rằng: Bệnh đó tên là Phục lương [11]. Vì sao mắc chứng ấy? Phục lương do đâu mà có? [12] Có một túi bọc máu và mủ đặc ở ngoài Trường Vị... Rất khó chữa. Mỗi khi án mạnh tay vào chỗ đó, thời đau điếng muốn chết [13]. Vì sao mắc bệnh ấy [14]. Đó vì: ở dưới thời liền với Tam âm, tất có lúc cũng “hạ” ra đôi ít nùng huyết, ở trên thời với Vị quản, tất có mọc “Ung” ở trong Vị quản... Tất phải trả qua lâu ngày lắm mới gây nên bệnh ấy. Rất khó chữa [15]. Nếu ở phía trên rốn là nghịch, ở phía dưới rốn là thuận [15]. Đừng động đến. Về phép điều trị, đã bàn rõ ở thiên Thích pháp [17]. Hoàng Đế hỏi: Có người suốt cả thân thể, đùi, vế, chân đều thống, lại đau ở xung quanh rốn... Là bệnh gì? [18] Kỳ Bá thưa rằng: Bệnh đó cũng gọi là Phục Lương, tức là phong căn, (gốc của chứng phong [19]. Cái khí phong tà, tràn ra ở Đại trường, mà bám vào Hoang [20]. Mà cái gốc của Hoang lại ở dưới rốn, nên mới đau ở xung quanh rốn [21]. Không nên vọng động vào nóù. Nếu động vào nó sẽ gây nên chứng thủy sáp (tiểu tiện buốt, nhỏ giọt, không ra được) [22]. Hoàng Đế hỏi: Phu tử thường nói chứng nhiệt trung, Tiêu trung không nên dùng các thứ cao lương, phương thảo, Thạch dược... Nếu dùng thạch dược sẽ phát điên, dùng phương thảo sẽ phát cuồng... [23] Nghĩ như chứng nhiệt trung, tiêu trung, phần nhiều chỉ hạng người phú quý hay mắc. Giờ dùng thức cao lương, thế là không hợp với lòng họ, cấm dùng phương thảo thạch dược thì bệnh không sao khỏi được. Vậy xin cho biết phải liệu trị thế nào bệnh đó [24]. Kỳ Bá thưa rằng: Cái khí của phương thảo tốt, cái khí của thạch dược hãn (dữ tợn, độc). Hai thứ khí ấy đều có cái tính “cấp, tật, kiện, kính...” Cho nên, nếu không phải là người có tâm tính hòa hoãn không uống được nóù [24]. Phàm nhiệt khí thời lật hãn (dữ tợn), khí cũng vậy, hai thứ ấy gặp nhau sẽ gây nên sự xung đột, e làm nóùäi thương đến Tỳ. Tỳ thuộc thổ mà ghét mộc. Nếu uống thứ thuốc ấy, đến ngày Giáp Aát sẽ nguy [25]. Hoàng Đế hỏi: Có người mắc chứng: Ung thũng, cảnh thống. Hung mãn phúc trướng. Đó là bệnh gì? Vì cớ sao mắc phải? [26] Kỳ Bá thưa rằng: Đó là bệnh quyết nghịch [27]. Điều trị thế nào? [28] Nếu dùng phép Cứu thời ám (câm không nói được), dùng phép thích thời phát cuồng... Đợi đến lúc huyết khí cùng hợp lại với nhau, mới có thể chữa. Vì sao? Dương khí đã bốc nhiều lên trên, tức là ở trên hữu dư, nếu cứu thời dương, khí sẽ thụt vào âm, vào âm thời thành ấm, nếu thích thời dương khí hư, hư thời sẽ phát cuồng. Vậy phải đợi lúc huyết khí cùng hợp với nhau sẽ chữa, mới mong toàn vẹn được [29]. Hoàng Đế hỏi: Sao có thể biết đàn bà có thai? [30] Kỳ Bá thưa rằng: Vì là người bệnh (như nôn ọe, mỏi mệt, không muốn ăn v.v...), mà chẩn mạch thời mạch không có bệnh [31]. Hoàng Đế hỏi: Người mắc bệnh nhiệt, mà có đau là vì sao? [32] Kỳ Bá thưa rằng: Bệnh nhiệt đó thuộc về Dương mạch. Do khi của Tam dương động. Nhân một thịnh thuộc Thiếu dương, hai thịnh thuộc Thái dương, ba thịnh thuộc Dương minh, rồi mới vào các kinh âm. Vì Dương lấn vào âm, nên mới mắc bệnh ở đầu với phúc. Do đó mới sinh ra sân trướng và đầu thống [33]. Hoàng Đế khen phải.