THÁI ẤT ( TaiYi - Tae). Huyệt thứ 23 thuộc Vị kinh ( S 23). Tên gọi: Thái ( có nghĩa là lớn lao, vĩ đại hay quan trọng); Ất ( có nghĩa là một). Ở đây muốn nói đến vũ trụ vĩ đại bao la mà sự lớn lên và phát triển của tất cả các sự vật trên thế giới này đều phải phụ thuộc vào nó, cũng như Tỳ và Vị được xem như nguồn hậu thiên chế tạo sản sinh ra khí, sau đó thay thế khí tiên thiên ( bẩm sinh) của cơ thể. Huyệt có khả năng đẩy mạnh chức năng của Tỳ và Vị là nguồn năng lượng của cơ thể. Nên có tên là Thái ất.
XUYÊN KHUNG (Radix Ligustici Wallichii) Xuyên khung dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung ( Ligusticum Wallichi Franch, Ligusticum chuanxiong Hort) thuộc họ Hoa tán Umbelliferae. Còn có tên Khung cùng. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết khứ ứ.
XUYÊN BỐI MẪU (Bulbus Fritillariae) Bối mẫu dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, thường được chia làm 2 loại: Xuyên bối mẫu, Triết bối mẫu Cho đến nay cây Bối mẫu chưa có ở Việt Nam Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XI - trừ đàm.
THANH LINH ( Qinglíng - Tsring LInh). Huyệt thứ 2 thuộc Tâm kinh ( H 2). Tên gọi: Thanh ( có nghĩa là xanh, trong chẩn đoán theo Y học cổ truyền có nghĩa là đau); Linh ( có nghĩa là thần, ở đây tượng trưng cho hình ảnh mà hậu quả của huyệt này hoàn toàn chữa được. Huyệt có tác dụng trong việc chữa trị cơn đau đầu, tay, tim hay ngực. Do đó mà có tên là Thanh linh ( hiệu quả trong việc chữa đau).
THANH LÃNH UYÊN ( Qìnglengyuàn - Tsing Leng Iuann). Huyệt thứ 11 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 11). Tên gọi: Thanh ( có nghĩa là mát. trong sạch); Lãnh ( có nghĩa là lạnh); Uyên ( có nghĩa là cái vực sâu). Huyệt chủ yếu dùng trị các chứng bệnh lý của Tam tiêu, liên quan sự bí tiểu, tích lũy hơi nóng. Huyệt có nhiệm vụ đặc hiệu của kinh này để làm hủy hơi nóng để thanh nhiệt và lương huyết. Do đó mà có tên là Thanh lãnh uyên.
XÍCH THƯỢC (Radix Paeonice Rubra) Bộ phận làm thuốc là rễ phơi hay sấy khô của 3 loài Thược dược: Xuyên Xích thược (Paeonia Veitchii Lynch); Noãn diệp thược dược hay Thảo thược dược (Paeonia Obovata Maxim); Thược dược (Paeonia Lactiflora Pall). Vị chua đắng, tính hơi hàn qui kinh Can Tỳ, có sách ghi kinh Can, Tiểu tràng (Dược phẩm hóa nghĩa). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm X - Thanh nhiệt lương huyết.
Xích đồng nam còn gọi là cây mò đỏ, tên khoa học Clerodendron Infortunatum L (1), họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae. Lá phiến hình tim to, mỏng; răng cưa nhỏ, chùy hoa ở ngọn các nhánh, cao 40 – 50cm. Hoa màu đỏ. Cây có chiều cao trung bình từ 1 – 1,5m. Xích đồng nam có thể trồng vào bất cứ tháng nào trong năm. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
XA TIỀN TỬ (Semen plantaginis) Còn gọi là hạt Mã đề, là hạt phơi hay sấy khô của cây Mã đề có tên thực vật là Plantago asiatica L hoặc Plantago depressa Wild thuộc họ Mã đề để dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cây Mã đề mọc hoang và đươc trồng khắp nơi ở nước ta. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIX - Thẩm thấp lợi thủy.
TẤT QUAN ( Xiguàn - Sikoann - Tcheu Koann). Huyệt thứ 7 thuộc Can kinh ( Liv 7). Tên gọi: Tất ( có nghĩa là xương đầu gối); Quan ( có nghĩa là khớp). Huyệt nằm sát huyệt đầu gối, nên có tên là Tất quan ( khớp xương đầu gối).
TẤT DƯƠNG QUAN ( Xiyángguàn - Si Yong Koann). Còn có tên khác là: Quan lăng, Quan dương, Dương quan. Huyệt thứ 33 thuộc Đởm kinh ( G 33). Tên gọi: Tất ( có nghĩa là khớp đầu gối); Dương ( có nghĩa là mặt bên ngoài của đầu gối); Quan ( có nghĩa là khớp). Huyệt ở trong hỏm giữa biên giới mỏm trên lồi cầu ngoài của xương đùi và gân cơ hai đầu đùi. Do đó mà có tên là Tất dương quan.