Tên thuốc: Folium Eriobotryae. Tên khoa học: Eriobotrya japonica Lindl Họ Hoa Hồng (Rosaceae) Bộ phận dùng: lá, lấy lá bánh tẻ (tức dày, không già, không non). Lá tươi nặng được 40g, màu xanh lục hay hơi nâu hồng, không vụn nát, không lẫn lá úa rụng, không sâu là tốt. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XII - Chỉ khái bình suyễn.
TỤC ĐOẠN (Radix Dipsaci) Dùng làm thuốc còn có tên Tiếp cốt thảo, Xuyên đoạn hoặc Sâm nam, Dầu vù ( Mèo), Rễ Ké (miền Nam). Bộ phận dùng làm thuốc là rễ phơi hay sấy khô của cây Tục đoạn (Dipsacus asper Wall), được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVII - Bổ dương.
QUANG MINH ( Guàngminh - Koang Ming). Huyệt thứ 37 thuộc Đởm kinh ( G 37). Tên gọi: Quang ( có nghĩa là sáng, rực rở); Minh ( có nghĩa là sáng, mắt sáng). Huyệt nối Lạc của Túc Thiếu dương Đởm mà kinh này đi lên để nối với một nhánh phát sinh do huyệt đó nối với kinh Túc Quyết âm Can. Can khai khiếu ở mắt. Nó có dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn mắt, đồng thời có tác dụng tăng cường sự lưu thông ở các phần phụ và làm cho sáng mắt. Do đó có tên là Quang minh.
QUAN XUNG ( Guànchòng - Koann Tchrong). Huyệt thứ 1 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 1). Tên gọi: Quan ( có nghĩa là cửa ải); Xung ( có nghĩa là vọt). Lượng khí huyết chảy mạnh của kinh ở huyệt này. Huyệt là cửa ải trọng yếu trong việc khai thông đường kinh, nên có tên Quan xung.
TỬ UYỂN Tên khoa học Radix Asteris Aster tataricus L.f. Họ Asteraceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XII - Chỉ khái bình suyễn.
TỬ THẢO Tên khoa học: Radix Lithospermi Lithospermum erythrorhizon Sieb. et Zucc. – Họ Boraginaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIX - Dùng ngoài.
QUAN NGUYÊN DU ( Guànyuánshù - Koann Iuann Chou). Huyệt thứ 26 thuộc Bàng quang kinh ( B 26). Tên gọi: Quan ( có nghĩa là cái chốt gài cửa); Nguyên ( có nghĩa là bắt đầu của khí); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt đối xứng với huyệt Quan nguyên của Nhâm mạch ở trước bụng, nó có quan hệ mật thiết với nguyên khí của cơ thể con người, cũng là du huyệt liên lạc với nguyên khí, cho nên gọi là Quan nguyên du.
QUAN NGUYÊN (Guànyuán - Koann Iuann). Huyệt thứ 4 thuộc Nhâm mạch ( CV 4). Tên gọi: Quan ( có nghĩa là cái chốt đóng cửa. Cái cốt yếu của sự vật gì hay chỗ tổng cục phân phát đi. Chỗ hiểm yếu); Nguyên ( có nghĩa là mới đầu, to lớn). Huyệt nằm bên dưới rốn, nơi mà nguyên khí được chứa dưới bụng dưới, là năng lượng lớn của sự sống.
QUAN MÔN ( Guàn mén - Koann Menn). Huyệt thứ 22 thuộc Vị kinh ( S 22), Tên gọi: Quan ( có nghĩa là cái thanh cài cửa, dùng một cái trục gỗ cài ngang cửa); Môn ( có nghĩa là cái cửa). Huyệt nằm ngang hàng nới chỗ nối của trường và vị. Khi có dấu hiệu chủ yếu của sự ăn không ngon miệng cũng giống như cửa của dạ dày bị cài đóng lại. Nên có tên Quan môn ( cửa bị gài đóng).
TRÚC NHỰ Còn gọi là Trúc nhị thanh, đạm trúc nhự Tên thuốc: Caulis bambusae in Teanis. Tên khoa học: Phylostachys nigra Var Henonis Stapf. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XI - Trừ đàm.