ÔN LƯU ( Wèn lìu - Oenn Leou). Huyệt thứ 7 thuộc Đại trường kinh ( LI 7). Tên gọi: Ôn ( có nghĩa là ấm, chỉ Dương); Lưu ( có nghĩa là lưu thông, chảy vào). Huyệt có tác dụng làm ấm kinh, lưu thông làm xua tan hàn khí, nên có tên Ôn lưu ( làm ấm kinh)
TIỀN HỔ (Radix Peucedani) Tiền hồ còn có tên là Nham phong, Tín tiền hồ, Qui nam, Tử hoa tiền hồ, Thổ đương qui, Sạ hương thái dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục, là rễ phơi hay sấy khô của cây Tiền hồ có tên thực vật là Peucedanum praeruptorum Dunn là loại Tiền hồ bông trắng hoặc Tiền hồ bông tím P- decursivum Maxim thuộc loại Hoa tán (Umbelliferae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XII - Chỉ khái bình suyễn.
THUYỀN THOÁI ( Periostracum Cicadae) Thuyền thoái là xác lột (Periostracum Cicadae) của con ve sầu (Cryptotympana pustulata Fabricius) thuộc họ Ve sầu (Cicadae). Vị mạên ngọt, tính hàn qui kinh Phế, Can. Còn có tên khác là Thiền thuế, Thuyền thoái, Thiền y. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm II - Phát tán phong nhiệt.
THƯƠNG TRUẬT (Rhizoma Atractylodis) Thương truật còn gọi là Mao truật, Xích truật, Nam Thương truật là thân rễ của cây Thương truật, tên thực vật là Atractylodes chinensis (DS) Loidz (Bắc Thương truật) thuộc họ Cúc (Compositae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXII - Hóa thấp tiêu đạo.
NỘI QUAN ( Nèi Guàn - Nei Koann). Huyệt thứ 6 thuộc Tâm bào lạc kinh ( P 6). Tên gọi: Nội ( có nghĩa là bên trong trái nghĩa với bên ngoài); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Huyệt là nơi cửa ải quan trọng phía trong nơi kinh khí ra vào, cho nên gọi là Nội quan ( trái với Ngoại quan).
NỘI ĐÌNH ( Nèitíng ). Huyệt thứ 44 thuộc Vị kinh ( S 44). Tên gọi: Nội ( có nghĩa là phần sâu, hõm trong); Đình ( có nghĩa là sân trước, nơi cư trú). Huyệt có thể dùng để trị lạnh tay, lạnh chân, ngại tiến ồn và các triệu chứng mà bệnh nhân thích sống ẩn dật, sợ tiếng ồn ào, có khuynh hướng sống một mình trong phòng với cửa đóng kín. Do đó mà có tên Nội đình ( phòng trong).
NHŨ TRUNG ( Ruzhòng - Jou Tchrong). Huyệt thứ 17 thuộc Vị kinh ( S 17). Tên gọi: Nhũ ( có nghĩa là vú); Trung ( có nghĩa là chính giữa hay trung tâm ). Huyệt nằm ở giữa núm vú nên gọi là Nhũ trung ( giữa núm vú).
THƯƠNG LỤC ( Radix Phytolaccae) Thương lục còn có tên là Bạch mẫu kê. Sơn la bạc, Dã la bạc, Trường bất lão, Kim thất nương là rễ của cây Thương lục có nhiều loại. Tên thực vật là Phytolacca acinasa Roxb, P.esculenta Van Hout thuộc họ Thương lục ( Phytolaccaceae). Dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XX - Trục thủy.
THỤC ĐỊA ( Radix Rehmanniae Glutinosae Conquitae) Thục địa là do Sinh địa chế biến thành, được ghi đầu tiên trong sách Bị ấp thiên kim yếu phương, tập 27 với tên Thục can địa hoàng. Thục địa là phần rrễ của cây Địa hoàng ( Rehmannia glutinóa Libosch, thuộc họ Hoa mõm chó ( Scrophulariaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXV - Bổ huyết.
THÔNG THẢO (Medulla Tetrapanacis) Thông thảo là lõi phơi hay sấy khô của thân cây Thông thảo Tetrapanax papyriferus (Hook) K.Koch, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo thập di thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Ở nước ta đã phát hiện cây Thông thảo mọc hoang ở một số vùng ẩm tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIX - Thẩm thấp lợi thủy.