NHŨ CĂN ( Rugèn - Jou Kenn). Huyệt thứ 18 thuộc Vị kinh ( S 18). Tên gọi: Nhũ ( có nghĩa là vú); Căn ( có nghĩa là gốc hay chân của một cái gì đó). Huyệt nằm ở phía dưới của vú, nên nó được gọi là Nhũ căn ( gốc vú).
NHU HỘI ( Nào Hui - Nao Roe). Huyệt thứ 13 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 13). Tên gọi: Nhu ( có nghĩa là cánh tay trên); Hôi ( có nghĩa là nơi gặp nhau hay giao chéo nhau). Huyệt là nơi giao nhau, nơi mà kinh Tam tiêu giao chéo với mạch Dương kiểu. Do đó mà có tên Nhu hội.
NHU DU ( Nàoshù - Nao Chou). Huyệt thứ 10 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 10). Tên gọi: Nhu ( có nghĩa là ở dưới vai đối với nách là Nhu hay nói khác hơn phần trên của xương cánh tay được gọi là "Nhu" hay "Nao"; Du ( có nghĩa là nơi mà qua đó kinh khí được chuyển đến bề mặt của cơ thể, đó là huyệt. Nó nằm ở sau phía dưới đầu xương giáp vai có hõm bên dưới huyệt Cự cốt, ở phần trên xương cánh tay. Do đó mà có tên Nhu du ( huyệt trên xương cánh tay).
THÔNG BẠCH ( HÀNH ) Herba Allii Fistulosi Chủ yếu dùng thân rễ ( củ) cây hành hoa, còn gọi là Đại thông, Thông bạch (Allium fistulóum L ). Vị cay, tính ấm, qui kinh Phế, Vị. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm I - Phát tán phong hàn.
THỎ TY TỬ (Semen cuscutae) Thỏ ty tử là hạt cây Tơ hồng (Cuscuta chinensis Lam.) hoặc cây Đại thỏ ty tử (C.japonica choisy) thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Hạt chín được phơi hay sấy khô dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVII - Bổ dương.
THỒ PHỤC LINH ( Rhizoma Smilacis) Còn gọi là củ Khúc khắc, củ Kim cang là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Khúc khắc ( Smilax Glabra Roxb), thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm VII - Thanh nhiệt giải độc.
NHĨ MÔN ( Ermén). Huyệt thứ 21 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 21). Tên gọi: Nhĩ ( có nghĩa là tai); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Huyệt nằm ngay trước lỗ tai, trên lâm sàng dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn nơi tai. Do đó mà có tên là Nhĩ môn.
NHỊ GIAN ( ErJián - El Tsienn). Huyệt thứ 2 thuộc Đại trường kinh ( LI 2). Tên gọi: Nhị ( có nghĩa là hai); Gian ( có nghĩa là khe, ý nói khe hở). Huyệt ở bên ngoài ngón trỏ, nơi tiếp nối của thân với đầu trên xương đốt 1 ngón tay trỏ, là huyệt thứ hai của kinh Thủ Dương minh Đại trường. Cho nên có tên gọi là Nhị gian.
NHIÊN CỐC ( Rángu - Jenn Kou). Huyệt thứ 2 thuộc Thận kinh ( K 2). Tên gọi: Nhiên ( có nghĩa là tên giải phẫu xưa gọi tên của xương thuyền ở gan bàn chân, gọi Nhiên cốt.); Cốc ( có nghĩa là chỗ hõm ở núi). Huyệt được xác định ở bờ dưới của xương này, nên gọi là Nhiên cốc.
THỔ BỐI MẪU (Bulbus Fritillariae) Thổ Bối mẫu dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh Bulbus pseudolarix Pseudolarix Kaempferi Gord. – Pinaceae . Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XI - Trừ đàm.