THIÊN NIÊN KIỆN còn gọi là Sơn thục. Tên khoa học Homalomena aromatica (Roxb). Schott (Calla aromatica Roxb). Homalomena occulta (lowa) Schott. Thuộc họ Ráy Araceae. Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Thiên niên kiện. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
THIÊN NAM TINH (Thân rễ) Rhizoma Arisaematis Thân rễ khô đã cạo vỏ ngoài của cây Thiên nam tinh (Arisaema erubescens (Wall.) Schott.), cây Dị diệp thiên nam tinh (Arisaema heterophyllum Bl.), hoặc cây Đông bắc Thiên nam tinh (Arisaema amurense Maxim.), họ Ráy (Araceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XI - Trừ đàm.
NHẬT NGUYỆT ( Rìyuè - Je Iue). Huyệt thứ 24 thuộc Đởm kinh ( G 24). Tên gọi: Nhật ( có nghĩa là mặt trời); Nguyệt ( có nghĩa là mặt trăng). Huyệt là Mộ huyệt của Đởm kinh, biểu hiện những rối loạn liên quan tới Đởm, Đởm là cơ quan chủ về quyết đoán. Đặc biệt của sự quyết đoán tức là rõ ràng và dứt khoát được viết tức là Minh ( 明 ); một sự kết hợp các đặc điểm cho mặt trời ( 日 ) và mặt trăng ( 月 ) cùng hợp lại với nhau.
NHÂN TRUNG ( Shui gòu). Huyệt thứ 26 thuộc Đốc mạch . Còn có tên khác là Thủy cấu. Tên gọi: Thủy ( có nghĩa là nước); Cấu ( có nghĩa là rãnh). Huyệt nằm trên rãnh nước nên có tên gọi là Thủy cấu.
NHÂN NGHÊNH ( Rényíng - Jenn Ing). Huyệt thứ 9 thuộc Vị kinh (S 9). Tên gọi: Nhân ( có nghĩa chỉ con người và sinh mạng); Nghênh ( có nghĩa là nghênh tiếp, tiếp thu). Động mạch ở hai bên của hầu ( trái táo Adam) có thể tiếp thu khí của ngũ tạng trời đất để nuôi dưỡng con người, nên gọi là Nhân nghênh.
THIÊN MÔN ĐÔNG ( Tuber Asparagi Cochin Chinensis) Thiên môn đông còn có tên là Thiên đông, Minh thiên đông, Dây tóc tiên , được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên Thiên môn đông, là rễ phơi khô của cây Thiên môn đông ( Asparagus Cochinchinensis ( Lourd) Merr) thuộc họ Hành tỏi ( Liliaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVI - Bổ âm.
THIÊN MA (Rhizoma Gastrodiea Elatae) Thiên ma còn gọi là Minh thiên ma, Xích tiễn, Định phong thảo là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Thiên ma Gastrodia Elata Blume họ Lan Orchidaceae, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIII - Bình can tức phong.
Thiên hoa phấn (còn gọi qua lâu căn), là rễ phình ra thành củ của cây qua lâu. Tên khoa học Radix Trichosanthis Trichosanthes Kirilowii Maxim – Họ Cucurbitaceae Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm X - Thanh nhiệt lương huyết.
NGƯ TẾ ( YúJì - Iu Tsi). Huyệt thứ 10 thuộc Phế kinh ( L 10). Tên gọi: Ngư ( có nghĩa là cá); Tế ( có nghĩa là lề, bờ). Huyệt này nằm ở chỗ gặp nhau của da trắng và da đỏ, Huyệt nằm ở điểm giữa chiều dài của xương bàn tay 1, sự nhô lên của bắp thịt ở đây ( bờ ngoài cơ dạng ngắn ngón tay cái) tương tự với chỗ tiếp giáp cả da gan tay và da mu tay ở nơi bụng con cá, Do đó mà có tên là Ngư tế.
NGŨ XỨ ( Wu chù - Ou Tchrou - Wu Tchu). Huyệt thứ 5 thuộc Bàng quang kinh ( B 5). Tên gọi: Ngũ ( có nghĩa là 5 ); Xứ ( có nghĩa là nơi). Huyệt thứ tự thứ năm trên đường kinh, nên có tên gọi là Ngũ xứ.