NGŨ KHU ( Wushù - Ou Tchrou). Huyệt thứ 27 thuộc Đởm kinh ( G 27). Tên gọi: Ngũ ( có nghĩa là 5, ở đây nói đến ngũ tạng); Khu ( có nghĩa là then cửa, then chốt, trụ, cái gì đó quan trọng). Huyệt này ở với mức Quan nguyên, dọc theo Đan điền, nơi mà khí ngũ tạng đổ về. Do đó, mà có tên Ngũ khu ( then chốt quan trọng của Ngũ tạng).
TÊN GỌI KHÁC: Tai hồng TÊN KHOA HỌC: Calyx Kaki Thị đế là tai quả hồng. Nên chọn hồng chín ăn quả lấy tai hồng phơi hay sấy khô làm thuốc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVI - Hành khí.
THẢO QUYẾT MINH (Semen Cassiae Torae) Còn có tên: Quyết minh tử, Hạt Muồng. Bộ phận dung là Hạt khô chín của cây Thảo quyết minh (Cassia Tora L.). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIV - An thần.
THẢO QUẢ ( Fructus Amomi Tsao-Ko) Thảo quả dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Ẩm thiện chính yếu, là quả chín phơi hay sấy khô của cây Thảo quả, tên thực vật là Amomum Tsao-Ko Crevost et Lemaire thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IV - Trừ hàn.
NGỌC ĐƯỜNG ( Yu Tăng - Iou Trang - Iu Trung ). Huyệt thứ 18 thuộc Nhâm mạch ( CV 18). Tên gọi: Ngọc ( có nghĩa là đá trắng bích); Đường ( có nghĩa là chính trong cung thất). Ngọc đường là nhà chính là bằng ngọc bích trắng ở trong cung thất, nơi cao quý mà Tâm cư trú. Có người giải thích rằng huyệt này có quan hệ với Phế, được đại diện bởi màu trắng chủ yếu dùng trong những triệu chứng Phế khí bị rối loạn như: tức ngực, ho, hên, suyễn nặng tức nhiều khi nằm, khí đoản, nên gọi là Ngọc đường.
NGỌC CHẨM ( Yùzhen - Iu Tchenn - Iou Tcham). Huyệt thứ 9 thuộc Bàng quang kinh ( B 9). Tên gọi: Ngọc ( nguyên gốc có nghĩa là đá quý nhưng ở đây nói đến Phế); Chẩm ( có nghĩa là gối, ở đây nói đến xương chẩm sau đầu). Huyệt nằm phía sau chẩm ót, nơi quan trọng chủ yếu dùng để chữa nghẹt mũi, mũi là cửa sổ của Phế. Do đó mà có tên Ngọc chẩm.
NGOẠI QUAN ( Wàiguàn - Oaé Koann). Huyệt thứ 5 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 5). Tên gọi: Ngoại ( có nghĩa là bên ngoài, ở đây nói đến mặt ngoài cẳng tay); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Đường kinh tới đây, từ cổ tay như đi vào một cửa ải giữa hai gân lớn. Ngoài ra nó là Lạc huyệt của kinh Thủ Thiếu dương. Từ đó, một nhánh kết hợp với Thủ Quyết âm Tâm bào trên mặt giữa của cẳng tay, nó cũng đối diện một một cửa ải bên trong ( Nội quan). Do đó mà có tên Ngoại quan,
THANH BÌ ( Pericarpium citri immaturi ) Thanh bì là vỏ quả quýt còn xanh của cây quýt Citrus reticulata Blanco, và nhiều loại Quýt khác thuộc họ Cam quýt ( Rutaceae), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Bản thảo đồ kinh". Các loại cây quýt mọc khắp nơi ở nước ta. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVI - Hành khí.
THĂNG MA (Rhizoma Cimicifugae) Dùng làm thuốc thân rễ khô của cây Thăng ma ( Cimicifuga Foetida L.). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm II - Phát tán phong nhiệt.
THẠCH VỸ (Folium Pyrrosiae) Thạch vỹ còn gọi là Thạch bì, Thạch lan, Phi đao kiếm, Kim tinh thảo là một loại Dương xỉ nhỏ có thân rễ nằm ngang, có tên thực vật như Pyrrosia sheareri (bak) Ching, Pyrrosia petiolosa (Christ) Ching hoặc Pyrrosia Lingua (Thunb) Farw thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Lá dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIX - Thẩm thấp lợi thủy.