NGŨ GIA BÌ (Cortex Acanthopanacis Radicis) Ngũ gia bì làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh còn có tên là Xuyên Gia bì, Thích gia bì, Nam gia bì là vỏ rễ phơi khô của cây Ngũ gia bì (Acanthopanax gracilistylus W. W Smith và Thích gia bì A.senticosus (Rupr et Maxim) Harms và nhiều loại Ngũ gia bì khác như :Ngũ gia cành ngắn (Acanthopanax sessiliforus (Rupr et Maxim) Seem; Hồng mao ngũ gia A.Leucorrhizus Harms. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
NGỌC TRÚC ( Rhizoma Polygonati Odorati) Ngọc trúc dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên Nữ ủy, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Ngọc trúc ( Polygonatum officinale All.) hay ( Polygonatum odoratum (Mill.) Druce). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVI - Bổ âm.
HÒA LIÊU ( Kouhéliáo - Héliáo - Ro Tsiao). Huyệt thứ 19 thuộc Đại trường kinh ( LI 19). Tên gọi: Hòa ( có nghĩa là hạt lúa chưa cắt rơm rạ, nơi có râu mọc ra); Liêu ( có nghĩa là kẽ nứt gần chỗ hõm trong xương nơi răng nanh, chỗ râu mọc). Huyệt nằm ở dưới mũi và trên miệng, dưới mũi có thể ngửi được thức ăn, trên miệng có thể ăn được thức ăn, thường để trị méo miệng và mất khứu giác. Người ta thường phân biệt với huyệt Hòa liêu gần ở tai ( Nhĩ Hòa liêu) thuộc kinh Tam tiêu, nên có tên là Hòa liêu ở mũi (Tỵ Hòa liêu)
HOANG MÔN ( Huàng mén - Roang Menn). Huyệt thứ 51 thuộc Bàng quang kinh ( B 51). Tên gọi: Hoang ( có nghĩa là màng); Môn ( có nghĩa là cửa). Giữa "hoang mạc" của cơ thể con người là nơi khí tam tiêu tới lui qua lại. Huyệt nằm ở hai bên huyệt Tam tiêu du và chủ trị bệnh của Tam tiêu nên gọi là Hoang môn.
HOANG DU ( Huàng Shù - Roang Iu ). Huyệt thứ 16 thuộc Thận kinh ( K 16). Tên gọi: Hoang ( có nghĩa là màng hay mô nối các cơ quan bên trong lại với nhau; Du ( cớ nghĩa là nơi khí ra vào). Khí của Thận kinh rót vào bụng qua huyệt này. Do đó mà có tên Hoang du.
HOA CÁI ( Huágài - Roa Kaé). Huyệt thứ 20 thuộc Nhâm mạch ( CV 20). Tên gọi: Hoa ( có nghĩa là cái để trang trí bề ngoài); Cái ( có nghĩa là cái lọng, cái dù, che). Phế được xem là cái lọng che phủ của ngũ tạng. Ngày xưa, Hoa cái có nghĩa là cái dù, cái lọng được mang theo trên xe ngựa của Hoàng đế khi ông đi, Tâm ví dụ như vị Hoàng đế trong các cơ quan được nó che chở bởi Phế như một cái dù. Huyệt có tác dụng giúp Phế khí được túc giáng làm giảm bớt hen suyễn, nên gọi là Hoa cái.
NGÔ THÙ DU (Fructuc Evodiae Rutaecarpae) Ngô thù du còn gọi là Ngô thù, Thù du, Ngô wu là quả chín phơi khô của cây Ngô thù du có tên thực vật là Evodia rutaecarpa (Juss.) Benth thuộc họ Cam quýt (Rutaceae). Còn các loại Ngô thù khác cũng dùng quả chín làm thuốc như Thạch hổ Evodia rutaecarpa(juss.) Benth.var.Officinalis (Dode) Huang và loại Sơ mao Ngô thù du Evodia rutaecarpa (Juss) Benth.var.bonidieri (Dode) Huang. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IV - Trừ hàn.
NGÔ CÔNG (Scolopendra Subspinipes) Ngô công còn có tên là con Rết, Thiên long, Bách túc trùng, Bách cước, tiếng Anh gọi là Centipede, có tên khoa học là Scolopendra subspinipes mutilans L.Koch, dùng toàn thân phơi hay sấy khô làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIII - Bình can tức phong.
NGÃI DIỆP (Folium Artemisiae Argyi) Ngãi diệp là lá phơi hay sấy khô của cây Ngãi cứu ( Artemisia Argyi Level et Vant ) cũng có tên là Artemisia Vulgaris L thuộc họ Cúc Asteraceae ( Compositae), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Danh y biệt lục". Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVIII - Chỉ huyết.
NGA TRUẬT ( Rhizoma Zedoariae) Nga truật là thân rễ phơi khô của cây Ngãi tím Curcuma Zedoaria Rosc. Thuộc họ Gừng ( Zingiberaceae), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Dược tính bản thảo", còn gọi là Ngãi tím, Tam nại, Bồng truật, Nghệ đen. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII. Hoạt huyết, khứ ứ.