CÁCH QUAN ( Gèguàn) . Huyệt thứ 46 thuộc Bàng quang kinh ( B46). Tên gọi: Cách ( ở đây nói tới cơ hoành); Quan ( có nghĩa là cái chốt gài ngang cửa). Huyệt này ở ngang bên huyệt Cách du là huyệt tương ứng với cơ hoành, đồng thời nó có dấu hiệu chủ yếu trong các bệnh như nấc cụt, nôn mửa, ợ hơi hoặc những rối loạn kết hợp với cơ hoành khác, nên có tên là Cách quan
CÁCH DU ( Géshu). Huyệt thứ 17 thuộc Bàng quang kinh ( B 17). Tên gọi: Cách ( có nghĩa là cơ hoành, màng chắn); Du (có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt tương ứng bên trong với cơ hoành. Cơ hoành từ đó liên hệ với lưng, lại chủ bệnh của sự rối loạn chức năng cơ hoành như buồn nôn, nôn mửa, ợ, nấc cụt. Do đó mà có tên Cách du.
CAO HOANG DU ( Gàohuàngshù). Huyệt thứ 43 thuộc Bàng quang kinh ( B 43). Tên gọi: Cao ( có nghĩa là mỡ, mỡ miếng. Chỗ dưới quả tim cũng gọi là Cao); Hoang ( có nghĩa là chỗ dưới tim trên cách mạc gọi là Hoang. Năng lượng cần cho sự sống được tạo bởi Tâm, Phế. Tâm, Phế liên hệ với Cao hoang, nơi ở giữa tim và cách mạc. Cao và Hoang gặp nhau gần đốt sống ngực thứ tư, nơi đè vào nhau. Huyệt dùng để chữa trị các chứng bệnh do suy nhược trực tiếp với tâm phế, gián tiếp với Tỳ Thận, do đó có tên là Cao hoang.
CAN DU (Gànshù). Huyệt thứ 18 thuộc Bàng quang kinh ( B 18). Tên gọi: Can ( hiểu theo nghĩa giải phẫu là Can); Du ( có nghĩa là huyệt nơi ra vào của khí. Huyệt bên trong tương ứng với gan, là huyệt can khí di chuyển rót về, có tác dụng chữa bệnh của Can, nên gọi là Can du.
HY THIÊM (Herba Siegesbeckiae) Còn gọi là Hy thiêm thảo, Cỏ đĩ, Cứt lợn là toàn cây Hy thiêm dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo. Cây thuốc có tên khoa học là Siegesbeckia orientalis L.; S.pubescens Mak; S.Glabre scens Mak, và nhiều loại khác như S.Glutinosa Wall; Minyranthes Heterophylla Turcz thuộc họ Cúc (Asteraceae hoặc Compositae), mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
HUYẾT GIÁC còn gọi là cây xó nhà, cây dứa dại, cây giáng ông. Tên khoa học Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep.); thuộc họ hành tỏi Liliaceae. Vị thuốc huyết giác là chất gỗ màu đỏ, do một loại sâu hay nấm gây ra trên gỗ cây huyết giác già cỗi mục nát. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết khứ ứ.
HUYẾT DỤ ( Folium Cordyline ) còn tên gọi là phật dụ, thiết thụ (trung dược), chổng đeng (Tày), co trướng lậu (Thái), quyền diên ái (Dao), Tên khoa học: Cordyline terminalis Kanth var. ferrea Bak. (Tên đồng nghĩa Cordyline fruticosa (L.) A. Cheval. và Cordyline ferrea C.Koch), họ Hành (Liliaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVIII - Chỉ huyết.
HUYỀN SÂM (Radix Scrophulariae Ningpoensis) Huyền sâm còn gọi là Hắc sâm, Nguyên sâm là rễ của cây Huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl). Theo tài liệu của Giáo sư Đỗ tất Lợi Huyền sâm có tên khoa học là Scrophularia buergeriana Miq và Scrophularia Oldhami Oli. Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm X - Thanh nhiệt lương huyết.
HUYỀN HỔ (Phizoma Corydalis) Huyền hồ dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo thập di là thân rễ đã chế biến khô của cây Huyền hồ sách cũng gọi là Diên hồ sách, Huyền hồ, Nguyên hồ ( Corydalis bulbosa DC) họ Cải cần ( Fumariaceae). Cũng có loại Diên hồ sách có tên La tinh là Corydals turschaninovii Bess f.yanhusuo Y.H.Chou et C.C. Hsu. Cây Diên hồ sách mọc nhiều ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Thường được bào chế với giấm để tăng tác dụng giảm đau. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết khứ ứ.
HƯƠNG PHỤ ( Rhizoma cyperi rotundi ) Hương phụ còn gọi là cây Cỏ cú, củ gấu là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Củ gấu Cyperus rotundus L. thuộc họ Cói ( Cyperaceae ) dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục. Cây Củ gấu mọc khắp nơi trên đất nước ta và nhiều nước khác châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Indonesia. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVI - Hành khí.