16:52 23/02/2016
TAM ÂM GIAO ( Sànyinjiào - Sann Inn Tsiao). Huyệt thứ 6 thuộc Tỳ kinh ( Sp 6). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Âm ( có nghĩa trái với Dương, chỗ mặt trong chân so với mặt ngoài chân); Giao ( có nghĩa là chỗ gặp nhau). Huyệt ở tại chỗ gặp nhau của ba kinh âm ở chân, cách mắt cá trong 3 thốn, nơi chỗ hõm bờ dưới xương. Cho nên gọi là Tam âm giao.( ba kinh âm hội giao lại với nhau).
17:41 22/09/2014
ĐẠI ĐÔN ( Dàdùn - Ta Toun). Huyệt thứ 1 thuộc Can kinh ( Liv 1). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, lớn); Đôn ( có nghĩa là cái gò đầy đặn). Phía trước của ngón chân cái, nơi huyệt này định vị vừa lớn vừa đầy đặn, do đó có tên là Đại đôn.
18:39 27/08/2014
BÀNG QUANG DU ( Pángguàngshù). Huyệt thứ 28 thuộc Bàng quang kinh ( B 28). Tên gọi: Bàng quang ( có nghĩa là Bọng đái) ; Du ( nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt nằm tương ứng với Bàng quang, là chỗ khí của bàng quang di chuyển và rót về. Chủ trị bệnh của Bàng quang, nên gọi là bàng quang du.
19:20 21/08/2014
ÂM LĂNG TUYỀN ( Yìnlíngquán) . Huyệt thứ 9 thuộc kinh Tỳ (SP 9). Tên gọi: Âm ( chỉ bản chất của kinh, cũng như bản chất của Tỳ. Nó là âm ở trong âm). Lăng ( có nghĩa là chỗ nhô lên, cái gò). Tuyền ( nghĩa là suối). Huyệt thuộc huyệt " Hợp" hành " Thủy" của kinh Tỳ, nằm trên mặt trong của chân phía dưới đầu gối cao và nhô lên giống cái gò. " Hợp thủy" là huyệt nước, nước dưới gò biểu hiện một dòng suối. Do đó có tên Âm lăng tuyền.
07:42 23/05/2014
“ Thiên gia diệu phương” có thể hiểu là “Những bài thuốc hay của đông đảo thầy thuốc” là một cuốn sách giới thiệu nhiều bài thuốc (cổ phương, tân phương, dân gian, gia truyền) dùng chữa những bệnh thường gặp nhưng chữa chạy không dễ dàng…Do đó, ngoài khái niệm và thuật ngữ của y dược học cổ truyền còn có khái niệm và thuật ngữ của y học hiện đại và cả 2 giới y dược cổ truyền và hiện đại đều có thể tìm thấy ở đây những kinh nghiệm bổ ích về y dược. (GS Hoàng Bảo Châu)
14:44 16/04/2014
Các bài thuốc đều sử dụng các dược liệu Bắc Nam quen thuộc không khó kiếm, lại thuyết minh công dụng theo khái niệm của Y học hiện đại về bệnh tật và tàn phế rất thích hợp cho các thầy thuốc nước ta kể cả đông y và tây y nghiên cứu, hành nghề y học cổ truyền và kết hợp đông tây y. Với ý thức coi trọng vốn y học cổ truyền và thắt chặt mối giao lưu hữu nghị giữa các nền y học Việt - Nhật đang đầy triển vọng ra hoa kết quả. Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương đã trân trọng giới thiệu cuốn sách quý này, phổ biến rộng rãi trên Website của Viện.