18:13 07/09/2014
CHIẾU HẢI ( Zhàohai). Huyệt thứ 6 thuộc Thận kinh. Tên gọi Chiếu ( có nghĩa là ánh nắng mặt trời hay sự sáng rực rỡ); Hải ( có nghĩa là biển, ở đây nói đến một lỗ hõm lớn). Nếu một người ngồi xếp hai bàn chân, khoanh lại với nhau cùng trên một mặt phẳng, một chỗ hõm xuất hiện ở dưới mắt cá chân trong. Đồng thời huyệt này cũng có tác dụng trong việc chữa trị về sự rối loạn của mắt. Do đó có tên là Chiếu hải
17:57 07/09/2014
CHÍ THẤT ( Zhìshì) Tên khác: Tinh cung. Huyệt thứ 52 thuộc Bàng quang kinh (B 52). Tên gọi: Chí ( có nghĩa là nơi để tâm vào đó); Thất ( có nghĩa là cái nhà). Huyệt ứng với Thận, " Thận tàng chí". " Thất" ví như nơi kinh khí rót vào. Huyệt là nơi Thận khí rót vào, nó chủ trị bệnh thuộc về Thận nên gọi là Chí thất.
18:04 04/09/2014
CHI CHÍNH ( Zhìzhèng). Huyệt thứ 7 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 7). tên gọi: Chi ( có nghĩa là một nhánh của kinh); Chính ( có nghĩa là chánh, lớn, quan trọng hơn. Ở đây nói đến kinh Thủ thái dương. Một nhánh nổi lên từ kinh Tiểu trường, ở huyệt này nối với kinh Tâm là cơ quan then chốt của tạng phủ bên trong và tỏ ra quan trọng hơn Tiểu trường. Do đó mà có tên Chi chính ( nhánh của kinh).
17:43 04/09/2014
CHI CẤU ( Zhìgòu). Huyệt thứ 6 thuộc Tam tiêu kinh (TE 6). Tên gọi: Chi (có nghĩa là cành nhánh, tay chân); Cấu ( có nghĩa là đường rãnh hẹp đường mương). Huyệt nằm trong chỗ hẹp giữa xương trụ và xương quay, nơi kinh khí chảy giống như nước chảy trong mương rãnh. Do đó mà có tên là Chi cấu.
17:09 03/09/2014
CÁCH DU ( Géshu). Huyệt thứ 17 thuộc Bàng quang kinh ( B 17). Tên gọi: Cách ( có nghĩa là cơ hoành, màng chắn); Du (có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt tương ứng bên trong với cơ hoành. Cơ hoành từ đó liên hệ với lưng, lại chủ bệnh của sự rối loạn chức năng cơ hoành như buồn nôn, nôn mửa, ợ, nấc cụt. Do đó mà có tên Cách du.
16:26 03/09/2014
CAO HOANG DU ( Gàohuàngshù). Huyệt thứ 43 thuộc Bàng quang kinh ( B 43). Tên gọi: Cao ( có nghĩa là mỡ, mỡ miếng. Chỗ dưới quả tim cũng gọi là Cao); Hoang ( có nghĩa là chỗ dưới tim trên cách mạc gọi là Hoang. Năng lượng cần cho sự sống được tạo bởi Tâm, Phế. Tâm, Phế liên hệ với Cao hoang, nơi ở giữa tim và cách mạc. Cao và Hoang gặp nhau gần đốt sống ngực thứ tư, nơi đè vào nhau. Huyệt dùng để chữa trị các chứng bệnh do suy nhược trực tiếp với tâm phế, gián tiếp với Tỳ Thận, do đó có tên là Cao hoang.
11:32 28/08/2014
BÀO HOANG ( Bàohuàng). Huyệt thứ 53 thuộc Bàng quang kinh ( B 53). Tên gọi: Bào ( có nghĩa là Bàng quang; Hoang ( có nghĩa là màng (mạc). Huyệt ở hai bên Bàng quang du, vị trí giữa màng mỡ bàng quang, chủ bệnh của bàng quang nên được gọi là Bào hoang.
17:13 27/08/2014
BÁCH LAO ( Jiangbailao). Kỳ huyệt. Tên gọi: Bách ( có nghĩa là trăm, một cái gì đó nhiều về số lượng); Lao ( có nghĩa là bệnh lao). Huyệt đặc trị cho các chứng bệnh lao như lao phổi, lao hạch cổ ... nên có tên gọi là Bách lao.
23:18 22/08/2014
ÂN MÔN ( Yìn mén). Huyệt thứ 37 thuộc Bàng quang kinh (B 37). Tên gọi: Ân ( có nghĩa là thịnh vượng, đầy đủ, dầy và sâu hoặc nằm ở chính giữa); Môn ( có nghĩa là cổng). Huyệt nằm ở mặt sau của đùi, nơi mà bắp thịt đẩy đà và đầy đặn. Nó dùng trong đau thắt lưng, đau lưng do ứ huyết, nên gọi là Ân môn.
22:45 22/08/2014
ÂM THỊ ( Yinshi) . Huyệt thứ 33 thuộc Vị kinh ( S 33). Tên gọi: Âm ( bên trong là âm, âm khí); Thị ( có nghĩa là chợ, chỗ tập trung, tụ tập) Huyệt là nơi âm khí tụ tập, huyệt chủ yếu trị hàn sán, đầu gối, đùi lạnh như nước đá, châm hoặc cứu vào đó có tác dụng ôn kinh tán hàn, làm mạnh lưng đùi, nên có tên Âm thị