07:21 02/12/2015
NHÂN NGHÊNH ( Rényíng - Jenn Ing). Huyệt thứ 9 thuộc Vị kinh (S 9). Tên gọi: Nhân ( có nghĩa chỉ con người và sinh mạng); Nghênh ( có nghĩa là nghênh tiếp, tiếp thu). Động mạch ở hai bên của hầu ( trái táo Adam) có thể tiếp thu khí của ngũ tạng trời đất để nuôi dưỡng con người, nên gọi là Nhân nghênh.
06:00 28/11/2015
NGOẠI QUAN ( Wàiguàn - Oaé Koann). Huyệt thứ 5 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 5). Tên gọi: Ngoại ( có nghĩa là bên ngoài, ở đây nói đến mặt ngoài cẳng tay); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Đường kinh tới đây, từ cổ tay như đi vào một cửa ải giữa hai gân lớn. Ngoài ra nó là Lạc huyệt của kinh Thủ Thiếu dương. Từ đó, một nhánh kết hợp với Thủ Quyết âm Tâm bào trên mặt giữa của cẳng tay, nó cũng đối diện một một cửa ải bên trong ( Nội quan). Do đó mà có tên Ngoại quan,
06:41 17/10/2015
TANG CHI (Ramulus Mori Albae) Tang chi là cành non cây Dâu tằm (Morus Alba L.) , dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Đồ kinh bản thảo. Cây Dâu tằm mọc và trồng khắp nơi ở nước ta để nuôi tằm. Cành dâu hái vào mùa xuân và cuối hạ, bỏ lá cắt thành phiến phơi hay sấy khô, dùng tươi, khô hoặc sao hơi vàng. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
07:26 23/09/2015
LINH KHƯ ( Lingxù - Ling Chu - Ling Siu). Huyệt thứ 24 thuộc Thận kinh ( K 24). Tên gọi: Linh ( có nghĩa là thần linh, khí tinh anh của khí dương là " Thần", khí tinh anh của khí âm gọi là " Linh"); Khu ( có nghĩa là cái gò lớn, nơi buôn bán sầm uất. Huyệt nằm ở bên gò lớn ( chỉ ngực), nơi ra vào của khí âm của Thận ở ngực.
05:25 15/09/2015
KỲ MÔN ( Qìmén - Tchi Menn). Huyệt thứ 14 thuộc Can kinh ( Liv 14). Tên gọi: Kỳ ( có nghĩa là kỳ hẹn, chu kỳ); Môn ( có nghĩa là cái cửa). Huyệt ở bên thân mình, đó cũng là nơi khí đến và đi. Sự lưu thông của khí và huyết của các kinh bắt đầu từ Vân môn đi ngang qua Phế, Đại trường, Vị, Tỳ, Tâm, Tiểu trường, Bàng quang, Thận, Tâm bào lạc, Tam tiêu, Đởm và Can, cuối cùng chấm dứt ở Kỳ môn. Đó là huyệt cuối cùng nếu tính theo thứ tự trong số huyệt không thay đổi của 12 kinh. Ở cuối cùng chu kỳ kinh khí, nên có tên Kỳ môn.
05:16 15/09/2015
KINH MÔN ( Jìngmén - Tsing Menn). Huyệt thứ 25 thuộc Đởm kinh ( G 25). Tên gọi: Kinh ( có nghĩa là to lớn, chính, cái gì đó quan trọng); Môn ( có nghĩa là cái cửa, qua đó khí và huyết có thể đến và đi). Huyệt là Mộ huyệt của Thận, nằm sát với Thận, nó biểu hiện dấu hiệu của sự rối loạn chức năng thận, bởi những đặc trưng quan trọng của nó. Cho nên gọi là Kinh môn.
07:34 11/09/2015
KIẾN LÝ ( Jiànli - Tsienn Li ). Huyệt thứ 11 thuộc Nhâm mạch ( CV 11). Tên gọi: Kiến ( có nghĩa là xây dựng lên); Lý ( có nghĩa là cái làng, chỗ dân ở 25 nhà gọi là "Lý", ở đây chỉ dạ dày. Huyệt ở trên rốn 3 thốn hay dưới Trung quản 1 thốn, nó có tác dụng điều hòa và làm yên dạ dày nên gọi là Kiến lý.
07:50 09/09/2015
KIÊN TỈNH ( Jiàn Jing - Tsienn Tsing ). Huyệt thứ 21 thuộc Đởm kinh ( G 21). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai hay cùng vai); Tỉnh ( có nghĩa giếng, nói đến chỗ hõm sâu). Huyệt ở trên vai, dưới nó là khoang ngực trống và sâu như một cái giếng nên gọi là Kiên tỉnh.
06:14 29/08/2015
KHÍ HUYỆT ( Qì Xué - Tsri Yué - Tsri Tsiué). Huyệt thứ 13 thuộc Thận kinh ( K 13). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là năng lượng của sự sống); Huyệt ( có nghĩa là lỗ trống không, nơi năng lượng ra vào). Đây là nơi hợp lại của Túc Thiếu âm, Thận kinh, và Xung mạch. Ở trong khí công, vùng quanh huyệt là nơi khí được hướng tới để dự trữ nguồn năng lượng. Thận được khí tự nhiên từ Phế nó trở thành nguồn khí chung cho của cả cơ thể. Do đó mà có tên Khí huyệt.
07:33 26/08/2015
Phèn chua có tên khoa học là Alumen, Sulfat Alumino Potassicus, có công thức hóa học là Al2(SO4)3, đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Phèn chua tan trong nước, không tan trong cồn. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIX - Dùng ngoài.