17:38 22/08/2015
HUYỀN LY ( Xuánlí - Iuann Li - Siuann Li). Huyệt thứ 6 thuộc Đởm kinh ( G 6). Tên gọi: Huyền ( có nghĩa là treo); Ly ( có nghĩa là đúng hay chính xác). Huyệt ở mặt bên của đầu và có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, mờ mắt. Hay nói các khác hơn, huyệt này dùng để phục hồi đúng chức năng bình thường của đầu và các cơ quan của đầu. Do đó mà có tên là Huyền ly.
18:29 15/08/2015
HỘI ÂM ( Huìyìn - Roé Inn). Huyệt thứ 1 thuộc Nhâm mạch ( CV 1). Tên gọi: Hội ( có nghĩa là cùng đổ về). Âm ở đây nói đến cả cơ quan sinh dục dục và hậu môn). Huyệt nằm giữa hai bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn. Theo Y học cổ truyền đáy chậu được xem như phần âm của cơ thể, đó cũng là nơi khởi đầu đối với sự phân bố bề mặt của mạch Nhâm, Đốc và Xung.Trong " Châm cứu đại thành" ghi rằng: " Những mạch Nhâm, Đốc và Xung nổi lên từ vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài. Nhâm mạch bắt đầu từ đáy chậu và đi lên bụng. Đốc mạch đi lên từ đáy chậu đến lưng, Xung mạch cũng bắt đầu từ đó hòa nhập với Túc Thiếu âm Thận kinh". Tất cả 3 kinh ấy qui tụ ở huyệt này nên gọi là Hội âm.
17:09 10/08/2015
HOANG DU ( Huàng Shù - Roang Iu ). Huyệt thứ 16 thuộc Thận kinh ( K 16). Tên gọi: Hoang ( có nghĩa là màng hay mô nối các cơ quan bên trong lại với nhau; Du ( cớ nghĩa là nơi khí ra vào). Khí của Thận kinh rót vào bụng qua huyệt này. Do đó mà có tên Hoang du.
16:41 10/08/2015
HOA CÁI ( Huágài - Roa Kaé). Huyệt thứ 20 thuộc Nhâm mạch ( CV 20). Tên gọi: Hoa ( có nghĩa là cái để trang trí bề ngoài); Cái ( có nghĩa là cái lọng, cái dù, che). Phế được xem là cái lọng che phủ của ngũ tạng. Ngày xưa, Hoa cái có nghĩa là cái dù, cái lọng được mang theo trên xe ngựa của Hoàng đế khi ông đi, Tâm ví dụ như vị Hoàng đế trong các cơ quan được nó che chở bởi Phế như một cái dù. Huyệt có tác dụng giúp Phế khí được túc giáng làm giảm bớt hen suyễn, nên gọi là Hoa cái.
21:41 13/09/2014
DỊCH MÔN ( Yè Mén). Huyệt thứ 2 thuộc Tam tiêu kinh (TE 2). Tên gọi: Dịch ( có nghĩa là nước hay chất lỏng); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Tam tiêu điều chỉnh và kiểm soát sự lưu thông của chất lỏng trong cơ thể và được nhắc đến như là cơ quan chính điều hòa chất lỏng trong cơ thể. Do đó, nhiều tên của các huyệt ở đường kinh này được kết hợp với chất lỏng như: Dịch môn, Trung chữ, Tứ độc, Thanh lãnh uyên.
18:04 04/09/2014
CHI CHÍNH ( Zhìzhèng). Huyệt thứ 7 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 7). tên gọi: Chi ( có nghĩa là một nhánh của kinh); Chính ( có nghĩa là chánh, lớn, quan trọng hơn. Ở đây nói đến kinh Thủ thái dương. Một nhánh nổi lên từ kinh Tiểu trường, ở huyệt này nối với kinh Tâm là cơ quan then chốt của tạng phủ bên trong và tỏ ra quan trọng hơn Tiểu trường. Do đó mà có tên Chi chính ( nhánh của kinh).
17:56 13/08/2014
Mặc dù có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và kinh nghiệm sử dụng dược liệu làm thuốc từ xa xưa, nhưng hiện tại hệ thống bảo tồn, gìn giữ, xây dựng và phát triển nguồn gen và giống cây thuốc mới phát hiện được gần 4.000 loài cây thuốc và nấm lớn được dùng làm thuốc. Nhưng trong số đó đa số các cây thuốc quý hiếm lại đang có nguy cơ tuyệt chủng; theo số liệu của cơ quan chức năng, trên 50% nguyên liệu dược liệu của nước ta nhập về từ nước ngoài… Đó là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị Các loài cây thuốc quý đang lụi tàn.
08:13 13/03/2014
Xoa bóp là một trong những phương pháp phòng và chữa một số bệnh thông thường của Y học cổ truyền, không phải dùng thuốc, kim châm; đơn giản, dễ làm, không có tác dụng phụ lại rất hiệu nghiệm, phù hợp với mọi đối tượng, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Xoa bóp là dùng đôi bàn tay tác động trực tiếp lên da thịt và qua các cơ quan cảm thụ của da thịt tác động lên hệ thần kinh, nội tiết, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá để phòng bệnh và chữa một số chứng bệnh.
12:31 09/11/2013
Hoàng Đế hỏi: Ta muốn nghe về những chỗ cấm châm. Kỳ Bá đáp: Ngũ tạng đều có những chỗ yếu hại, cần phải chú ý. Can khí thường đi xuống, tác dụng ở phái bên phải, Tâm thì điều tiết âm khí ở ngoài biểu, Thận quản lý phần âm khí ở nội bộ, Tỳ có công năng chuyển vận tinh hoa của thuỷ cốc để nuôi dưỡng cho các tạng, Vị là cơ quan dung nạp và tiêu hoá thức ăn. Phía trên cách mạc có 2 tạng là Tâm Phế để duy trì sinh mệnh. cạnh đốt xương thứ 7 ở phía trong có Tâm bào lạc, những chỗ đó khi chữa bằng châm cần phải chú ý tránh. nếu thương tổn đến những chỗ trọng yếu đó thì sẽ nguy hiểm. Cho nên nói, theo được sự cấm kỵ đó thì không gây ra tai hoạ, nếu trái lại thì sẽ gặp tai hoạ.