11:48 12/12/2015
ÔN LƯU ( Wèn lìu - Oenn Leou). Huyệt thứ 7 thuộc Đại trường kinh ( LI 7). Tên gọi: Ôn ( có nghĩa là ấm, chỉ Dương); Lưu ( có nghĩa là lưu thông, chảy vào). Huyệt có tác dụng làm ấm kinh, lưu thông làm xua tan hàn khí, nên có tên Ôn lưu ( làm ấm kinh)
11:57 10/12/2015
NỘI QUAN ( Nèi Guàn - Nei Koann). Huyệt thứ 6 thuộc Tâm bào lạc kinh ( P 6). Tên gọi: Nội ( có nghĩa là bên trong trái nghĩa với bên ngoài); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Huyệt là nơi cửa ải quan trọng phía trong nơi kinh khí ra vào, cho nên gọi là Nội quan ( trái với Ngoại quan).
11:47 10/12/2015
NỘI ĐÌNH ( Nèitíng ). Huyệt thứ 44 thuộc Vị kinh ( S 44). Tên gọi: Nội ( có nghĩa là phần sâu, hõm trong); Đình ( có nghĩa là sân trước, nơi cư trú). Huyệt có thể dùng để trị lạnh tay, lạnh chân, ngại tiến ồn và các triệu chứng mà bệnh nhân thích sống ẩn dật, sợ tiếng ồn ào, có khuynh hướng sống một mình trong phòng với cửa đóng kín. Do đó mà có tên Nội đình ( phòng trong).
11:38 10/12/2015
NHŨ TRUNG ( Ruzhòng - Jou Tchrong). Huyệt thứ 17 thuộc Vị kinh ( S 17). Tên gọi: Nhũ ( có nghĩa là vú); Trung ( có nghĩa là chính giữa hay trung tâm ). Huyệt nằm ở giữa núm vú nên gọi là Nhũ trung ( giữa núm vú).
19:01 08/12/2015
NHŨ CĂN ( Rugèn - Jou Kenn). Huyệt thứ 18 thuộc Vị kinh ( S 18). Tên gọi: Nhũ ( có nghĩa là vú); Căn ( có nghĩa là gốc hay chân của một cái gì đó). Huyệt nằm ở phía dưới của vú, nên nó được gọi là Nhũ căn ( gốc vú).
18:53 08/12/2015
NHU HỘI ( Nào Hui - Nao Roe). Huyệt thứ 13 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 13). Tên gọi: Nhu ( có nghĩa là cánh tay trên); Hôi ( có nghĩa là nơi gặp nhau hay giao chéo nhau). Huyệt là nơi giao nhau, nơi mà kinh Tam tiêu giao chéo với mạch Dương kiểu. Do đó mà có tên Nhu hội.
18:19 08/12/2015
NHU DU ( Nàoshù - Nao Chou). Huyệt thứ 10 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 10). Tên gọi: Nhu ( có nghĩa là ở dưới vai đối với nách là Nhu hay nói khác hơn phần trên của xương cánh tay được gọi là "Nhu" hay "Nao"; Du ( có nghĩa là nơi mà qua đó kinh khí được chuyển đến bề mặt của cơ thể, đó là huyệt. Nó nằm ở sau phía dưới đầu xương giáp vai có hõm bên dưới huyệt Cự cốt, ở phần trên xương cánh tay. Do đó mà có tên Nhu du ( huyệt trên xương cánh tay).
19:16 04/12/2015
NHĨ MÔN ( Ermén). Huyệt thứ 21 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 21). Tên gọi: Nhĩ ( có nghĩa là tai); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Huyệt nằm ngay trước lỗ tai, trên lâm sàng dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn nơi tai. Do đó mà có tên là Nhĩ môn.
18:24 04/12/2015
NHIÊN CỐC ( Rángu - Jenn Kou). Huyệt thứ 2 thuộc Thận kinh ( K 2). Tên gọi: Nhiên ( có nghĩa là tên giải phẫu xưa gọi tên của xương thuyền ở gan bàn chân, gọi Nhiên cốt.); Cốc ( có nghĩa là chỗ hõm ở núi). Huyệt được xác định ở bờ dưới của xương này, nên gọi là Nhiên cốc.
16:09 03/12/2015
NHẬT NGUYỆT ( Rìyuè - Je Iue). Huyệt thứ 24 thuộc Đởm kinh ( G 24). Tên gọi: Nhật ( có nghĩa là mặt trời); Nguyệt ( có nghĩa là mặt trăng). Huyệt là Mộ huyệt của Đởm kinh, biểu hiện những rối loạn liên quan tới Đởm, Đởm là cơ quan chủ về quyết đoán. Đặc biệt của sự quyết đoán tức là rõ ràng và dứt khoát được viết tức là Minh ( 明 ); một sự kết hợp các đặc điểm cho mặt trời ( 日 ) và mặt trăng ( 月 ) cùng hợp lại với nhau.