18:52 24/08/2015
KHÍ HẢI DU ( Qìhăishù - Tsri Rae Chou). Huyệt thứ 24 thuộc Bàng quang kinh ( B 24). Tên gọi: Khí hải ( tên của một huyệt ở bụng dưới thuộc Nhâm mạch); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt đối xứng với huyệt Khí hải, là nơi dương khí của cơ thể con người rót về, có quan hệ trực tiếp với nguyên khí con người, châm cứu vào đó để bổ nguyên khí, cho nên có tên là Khi hải du.
18:22 24/08/2015
KHÍ HẢI ( Qìhăi - Tsri Rae). Huyệt thứ 6 thuộc Nhâm mạch ( CV 6). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là nguyên khí bẩm sinh, năng lượng cần thiết cho sự sống); Hải (có nghĩa là biển, nói đến nơi cùng đổ về).. Huyệt ở dưới rốn 1,5 thốn, nó là biển của nguyên khí bẩm sinh, khí ở đây trong tình trạng phong phú nhất và phát triển nhất, là nguồn năng lượng cần cung cấp cho sự sống, nó là huyệt căn bản để bổ toàn thân trong cơ thể, nên gọi là Khí hải.
19:01 22/08/2015
KHẾ MẠCH ( Chì Mài - Qì mài - Tchre mo). Huyệt thứ 18 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 18). Tên gọi: Khế ( có nghĩa là rồ dại, rối loạn hay co thắt); Mạch ( có nghĩa là một đường khí hoặc đường huyết vận hành. Huyệt nằm trên tĩnh mạch tai, ở bề mặt phía sau, chuyên trị co giật, có thể dùng để chữa sự rối loạn tâm thần hoặc co giật, nên gọi là Khế mạch.
18:19 22/08/2015
KHÂU KHƯ ( Quìxù - Tsiou Siu). Huyệt thứ 40 thuộc Đởm kinh (G 40). Tên gọi: Khâu ( có nghĩa là cái gò, đống đất nhỏ); Khư ( có nghĩa là cái gò lớn). Huyệt nằm trong chỗ lõm phía trước và bên dưới mắt cá ngoài.
17:48 22/08/2015
HUYẾT HẢI ( Xuèhăi - Siué Raé). Huyệt thứ 10 thuộc Tỳ kinh ( SP 10). Tên gọi: Huyết ( có nghĩa là máu); Hải ( có nghĩa là biển, nơi các dòng sông tụ họp lại). Huyệt có tác động đến huyết và thúc đẩy chức năng của Tỳ trong việc kiểm soát sự lưu thông như thể làm công tác hướng dẫn nước của các dòng sông nhỏ khác nhau, các con sông này sẽ theo hướng của nó rồi đổ ra biển. Do đó mà có tên là Huyết hải ( biển huyết).
17:38 22/08/2015
HUYỀN LY ( Xuánlí - Iuann Li - Siuann Li). Huyệt thứ 6 thuộc Đởm kinh ( G 6). Tên gọi: Huyền ( có nghĩa là treo); Ly ( có nghĩa là đúng hay chính xác). Huyệt ở mặt bên của đầu và có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, mờ mắt. Hay nói các khác hơn, huyệt này dùng để phục hồi đúng chức năng bình thường của đầu và các cơ quan của đầu. Do đó mà có tên là Huyền ly.
18:07 20/08/2015
HUYỀN LƯ ( Xuánlú - Iuann Lo - Siuann Lou). Huyệt thứ 5 thuộc Đởm kinh ( G 5). Tên gọi: Huyền ( có nghĩa là treo); Lư ( có nghĩa là sọ). Huyệt nằm ở đường chân tóc nối Thái dương dưới Hàm yến, như thể được treo ở mỗi bên sọ. Do đó mà có tên Huyền lư.
18:00 20/08/2015
HUYỀN KHU ( Xuánshù - Iuann Tchou - Siuann Tchrou). Huyệt thứ 5 thuộc Đốc mạch ( GV 5). Tên gọi: Huyền ( có nghĩa là treo); Khu ( có nghĩa là bản lề, cái then cửa, nối cả hai phần trên và dưới của cột sống). Huyệt ở bên dưới huyệt Tích trung ( có nghĩa là giữa cột sống) là bản lề cho việc chuyển nước và khí của Tam tiêu. Do đó mà có tên là Huyền khu.
17:26 20/08/2015
HUYỀN CHUNG ( Xuánzhòng - Juégu - Siuann Tchong ). Huyệt thứ 39 thuộc Đởm kinh ( G 39). Tên gọi: Huyền ( có nghĩa là treo lơ lững); Chung ( có nghĩa là chuông nhỏ). Vào thời xưa, con người ta nhất là đối với trẻ con thường mang một cái vòng có chuông nhỏ như lục lạc, rung len ken quanh mắt cá ngang ở huyệt này, nên có tên là Huyền chung. Huyệt này còn có tên là Tuyệt cốt. Tuyệt ( có nghĩa là đoạn cuối cùng); Cốt (có nghĩa là xương) Huyệt ở trong chỗ hõm được tạo thành bởi đường viền phía sau xương mác bên dài, nếu trượt nhẹ ngón tay lên dọc theo xương từ mắt cá ngoài, huyệt này nằm trong chỗ hõm đó, khi xương biến mất vào các mô mềm, do đó mà có tên Tuyệt cốt ( đoạn dưới của xương).
17:13 20/08/2015
HUNG HƯƠNG ( Xiòngxiàng - Siong Siang). Huyệt thứ 19 thuộc Tỳ kinh ( SP 19). Tên gọi: Hung ( có nghĩa là ngực); Hương ( có nghĩa là nơi đang ở). Huyệt ở phía bên ngực, các biểu hiện do các chứng đau tại chỗ ở ngực như sự căng cơ đau ngực và vùng hông, đau lưng và ngực, khó khăn trong việc lật người sau khi nằm xuống, nên có tên là Hung hương ( nơi đau ở ngực).