.

THÁI ẤT

 21:34 12/05/2016

THÁI ẤT ( TaiYi - Tae). Huyệt thứ 23 thuộc Vị kinh ( S 23). Tên gọi: Thái ( có nghĩa là lớn lao, vĩ đại hay quan trọng); Ất ( có nghĩa là một). Ở đây muốn nói đến vũ trụ vĩ đại bao la mà sự lớn lên và phát triển của tất cả các sự vật trên thế giới này đều phải phụ thuộc vào nó, cũng như Tỳ và Vị được xem như nguồn hậu thiên chế tạo sản sinh ra khí, sau đó thay thế khí tiên thiên ( bẩm sinh) của cơ thể. Huyệt có khả năng đẩy mạnh chức năng của Tỳ và Vị là nguồn năng lượng của cơ thể. Nên có tên là Thái ất.

.

TRẦU KHÔNG

 18:26 22/12/2015

Trầu không - Piper betle L., thuộc họ Hồ tiêu - Piperaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm I - Phát tán phong hàn.

.

NHẬT NGUYỆT

 16:09 03/12/2015

NHẬT NGUYỆT ( Rìyuè - Je Iue). Huyệt thứ 24 thuộc Đởm kinh ( G 24). Tên gọi: Nhật ( có nghĩa là mặt trời); Nguyệt ( có nghĩa là mặt trăng). Huyệt là Mộ huyệt của Đởm kinh, biểu hiện những rối loạn liên quan tới Đởm, Đởm là cơ quan chủ về quyết đoán. Đặc biệt của sự quyết đoán tức là rõ ràng và dứt khoát được viết tức là Minh ( 明 ); một sự kết hợp các đặc điểm cho mặt trời ( 日 ) và mặt trăng ( 月 ) cùng hợp lại với nhau.

.

LƯƠNG MÔN

 18:07 02/11/2015

LƯƠNG MÔN ( Liáng Mén - Leang Menn). Huyệt thứ 21 thuộc Vị kinh ( S 21). Tên gọi: Lương ( nguyên gốc có nghĩa là cái cầu, chỗ ách yếu của sự vật, ở đây nói đến hội chứng " Phục lương"); Môn ( có nghĩa là cái cửa, nơi ra vào). Phục lương là bệnh danh cổ đó là chứng bệnh có hòn khối hoặc túi hơi ở vùng dưới tâm và quanh rốn. Phần lớn do khí huyết kết trệ gây ra. Nếu liên quan với Tâm gọi là Phục lương, liên quan với Tỳ gọi là Bĩ khí, liên quan với Phế gọi là Tức bôn, liên quan với Thận gọi là Bôn đồn, liên quan với Can gọi là Phì khí. Do chứng tích chứa hòn khối hữu hình ở trong vùng bụng ngực. Căn cứ vào bệnh cơ, hình thái và bộ vị chia theo khu vực của ngũ tạng để có năm danh từ trên gọi chung là " Ngũ tích'".. Châm huyệt Lương môn có thể giảm bớt những vấn đè trên như thể mở cửa để xua đuổi sự rối loạn. Do đó mà có tên Lương môn ( cửa thông tích)

.

LƯƠNG KHÂU

 18:21 29/09/2015

LƯƠNG KHÂU ( Liáng qiù - Lé ang Tsiou). Huyệt thứ 34 thuộc Vị kinh ( S 34). Tên gọi: Lương ( có nghĩa là đỉnh, chỗ gồ ghề); Khâu ( có nghĩa là đồi). Huyệt nằm ở phần trên của xương đầu gối như ở trên một đỉnh núi, ở đây muốn nói chỗ nhô lên trên đầu gối nên có tên là Lương khâu ( đỉnh đồi)

.

KIẾN LÝ

 18:34 11/09/2015

KIẾN LÝ ( Jiànli - Tsienn Li ). Huyệt thứ 11 thuộc Nhâm mạch ( CV 11). Tên gọi: Kiến ( có nghĩa là xây dựng lên); Lý ( có nghĩa là cái làng, chỗ dân ở 25 nhà gọi là "Lý", ở đây chỉ dạ dày. Huyệt ở trên rốn 3 thốn hay dưới Trung quản 1 thốn, nó có tác dụng điều hòa và làm yên dạ dày nên gọi là Kiến lý.

.

PHẬT THỦ

 11:53 26/08/2015

PHẬT THỦ Tên khoa học: Fructus Citri medicae Citrus medica L. var. sarcodactylis (Sieb.) Swingle - Họ Rutaceae. Phật thủ được đặt ở vị trí trang trọng nhất trên mâm ngũ quả ngày Tết. Phật thủ có nhiều cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Ngoài ý nghĩa tâm linh, phật thủ còn có nhiều tác dụng phòng chữa bệnh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XI - Trừ đàm.

.

HOẠT NHỤC MÔN

 11:21 15/08/2015

HOẠT NHỤC MÔN ( Huáròumén - Roa Yẹou Menn). Huyệt thứ 24 thuộc Vị kinh ( S 24). Tên gọi: Hoạt ( có nghĩa là trơn nhẳn); Nhục ( có nghĩa là thịt, ở đây có ý nói tới lưỡi); Môn ( có nghĩa là cửa, cổng). Châm huyệt này có tác dụng làm cho sự chuyển động tự do của lưỡi trong trường hợp cứng lưỡi. Nó cũng làm cho các cơ của lưỡi được trơn lại. Cho nên được gọi là Hoạt nhục môn.

.

HẠ QUẢN

 18:32 10/10/2014

HẠ QUẢN ( Xiàwăn - Sia Koann). Huyệt thứ 10 thuộc Nhâm mạch ( CV 10). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là thấp hay ở dưới); Quản ( ở đây có nghĩa là dạ dày). Huyệt nằm trên rốn 2 thốn ( Thần khuyết), nó ở mức biên giới dưới của dạ dày so với mức biên giới trên ( Thượng quản), nên có tên là Hạ quản.

.

CÂN SÚC

 22:12 03/09/2014

CÂN SÚC ( Jinsuò ). Huyệt thứ 8 thuộc Đốc mạch ( GV 8). Tên gọi: Cân ( có nghĩa là gân); Súc ( có nghĩa là co hay teo lại). Huyệt ở ngang mức Can du, liên hệ với Can, Can thuộc Mộc có liên hệ với Cân. Ngoài ra huyệt này có thể giải quyết được sự teo ( gân, cơ) và những chứng co giật. Do đó có tên là Cân súc.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây