17:38 22/08/2015
HUYỀN LY ( Xuánlí - Iuann Li - Siuann Li). Huyệt thứ 6 thuộc Đởm kinh ( G 6). Tên gọi: Huyền ( có nghĩa là treo); Ly ( có nghĩa là đúng hay chính xác). Huyệt ở mặt bên của đầu và có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, mờ mắt. Hay nói các khác hơn, huyệt này dùng để phục hồi đúng chức năng bình thường của đầu và các cơ quan của đầu. Do đó mà có tên là Huyền ly.
17:27 15/08/2015
HỒN MÔN ( Hún mén - Roun Menn - Iuenn Menn). Huyệt thứ 47 thuộc Bàng quang kinh ( B 47). Tên gọi: Hồn ( có nghĩa là phần hồn, là cái làm chúa tể cả phần tinh thần, con người lúc sống thì hồn phách quấn với nhau, đến lúc chết hồn phách lìa khỏi nhau. Vì thế nên bảo thần với quỷ đều do hồn hóa ra cả, vì nó là một vật rất linh thiêng, thiêng liêng hơn cả muôn vật cho nên gọi là linh hồn); Môn ( có nghĩa là cái cửa). Huyệt ở ngang với Can du " Can tàng hồn", huyệt này có dấu hiệu chủ yếu trong các rối loạn của Can, bệnh tinh thần, đau lưng, nôn mửa... Do đó mà có tên Hồn môn.
11:43 15/08/2015
HOẮC TRUNG ( Yùzhòng - Rouo Tchong - Yo Tchong). Huyệt thứ 26 thuộc Thận kinh ( K 26). Tên gọi: Hoắc ( có nghĩa là đẹp hay tuyệt vời); Trung ( có nghĩa là trung tâm, chính giữa; ở đây nói về ngực). Huyệt có tác dụng làm giảm sự ngột ngạt và sưng ngực, điều chỉnh lại sự lưu thông của khí, làm thế nào cho ngực được thoải mái thư thái. Dấu hiệu chủ yếu là ho và suyễn...Do đó mà có tên Hoắc trung hay còn gọi là Hoặc trung, Quắc trung.
19:40 01/10/2014
ĐỞM DU ( Dănshù - Tann chou). Huyệt thứ 19 thuộc Bàng quang kinh ( B 19). Tên gọi: Đởm ( có nghĩa theo giải phẫu là mật); Du ( có nghĩa là huyệt nói khí ra vào). Huyệt này bên trong tương ứng với Đởm, là nơi đởm khí rót về. Nó biểu hiện dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn của đởm. Cho nên gọi là Đởm du (huyệt mật).
17:38 16/09/2014
DƯỠNG LÃO ( Yang lao). Huyệt thứ 6 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 6). Tên gọi: Dưỡng ( có nghĩa là giúp ích, làm lợi cho); Lão ( có nghĩa là già). Huyệt này chủ yếu có dấu hiệu làm mất hoặc giảm đi các chứng điếc, đau vai, đau lưng, khó khăn trong đứng ngồi cũng như sự thoái hóa của các cơ năng. Châm vào huyệt này có thể là giảm bớt những vấn đề trên của tuổi già, làm mạnh các tổ chức của cơ thể và gia tăng tuổi thọ. Do đó mà có tên là Dưỡng lão ( giúp ích cho tuổi già).
12:28 04/12/2013
I. Đại cương: 1. Quan niệm của YHHĐ: Hen phế quản là trạng thái lâm sàng của sự phản ứng cao độ ở phế quản do nhiều kích thích khác nhau. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng là khó thở, tiếng cò cử, phù nề niêm mạc phế quản và tăng tiết nhầy phế quản. Hiện nay tại Việt Nam tỷ lệ hen phế quản khoảng 2-6% dân số và >10% ở trẻ em.
07:17 04/12/2013
I. ĐẠI CƯƠNG: 1. Quan điểm của YHHĐ - Định nghĩa: TBMMN hay đột quỵ (stroke) là dấu hiệu phát triển nhanh trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu. - Hình thành đột quỵ từ một trong hai thể bệnh lý mạch máu não; thiếu máu não cục bộ hoặc xuất huyết. Thiếu máu não cục bộ là nguyên nhân thường gặp nhất ở đột quỵ do tắc mạch máu tại chỗ hoặc do lấp mạch từ nơi khác đưa đến. - Thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ cấp tính là những bệnh cấp cứu nội khoa đòi hỏi phải chẩn đoán ngay do có thể điều trị hiệu quả khi sử dụng sớm các thuốc. Giai đoạn phục hồi và di chứng cần được phối hợp điều trị nguyên nhân, phục hồi chức năng.
15:54 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên là mất hoặc giảm vận động nửa mặt của những cơ bám da mặt do dây thần kinh số VII chi phối, có dấu hiệu C-harles-Bell dương tính. - Theo Y học cổ truyền, bệnh thuộc chứng “khẩu nhãn oa tà” do phong hàn, phong nhiệt, huyết ứ xâm phạm vào lạc mạch của ba kinh dương ở mặt làm khí huyết kém điều hoà kinh cân thiếu dinh dưỡng không co lại được. Bệnh nhân thường có biểu hiện miệng méo, mắt bên liệt nhắm không kín.
08:28 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Rối loạn thần kinh chức năng (Histeria) thường xuất hiện sau những chấn thương tâm thần ở những người có nhân cách yếu, dễ bị ám thị, dễ tự ám thị, có xu hướng ly kỳ hoá, hành vi mang kịch tính, thích được mọi người chú ý đến. -Theo Y học cổ truyền, bệnh thuộc chứng uất (tâm quý).
19:44 29/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Táo bón là khi bệnh nhân đại tiện hai hay ít lần hơn mỗi tuần hoặc quá khó khăn và căng thẳng khi đại tiện. - Theo Y học cổ truyền, táo bón là chứng đi đại tiện khó, 5-7 ngày chưa đại tiện được do tích tụ thức ăn, uống có nhiệt, bị khí hãm hoặc cơ thể suy nhược.