16:35 26/12/2015
PHỤC LƯU ( Fùliù - Fou Leou). Huyệt thứ 7 thuộc Thận kinh ( K 7). Tên gọi: Phục ( có nghĩa là trở lại); Lưu ( có nghĩa là dáng vẻ nước chảy rất vội vàng). Mạch khí của Thận kinh tới huyệt Thái khê không đi lên thẳng mà trở lui lại mắt cá trong 2 thốn, lại vòng mạch về nơi này. Cũng có nghĩa khí của Thận mạch đến ở huyệt này trở về và đi vòng nên gọi là Phục lưu.
16:23 14/08/2015
HOÀN KHIÊU ( Huántiào - Roann Tiao). Huyệt thứ 30 thuộc Đởm kinh ( G 30). Tên gọi: Hoàn ( có nghĩa là vòng tròn); Khiêu ( có nghĩa là nhảy). Khi một người ngồi sẳn sàng để nhảy, bàn chân dưới làm thành một vòng tròn và gót chân đụng huyệt này ở trên mông. Do đó mà có tên Hoàn khiêu.
19:31 03/10/2014
GIAO TÍN ( Jiào Xin - Tsiao Sinn). Huyệt thứ 8 thuộc Thận kinh ( K 8). Tên gọi: Giao ( có nghĩa là mối quan hệ cùng nhau, đến, nối, băng qua); Tín ( có nghĩa là chắc chắn, đến kịp lúc). Thời kỳ kinh nguyệt đúng chu kỳ người ta gọi là Nguyệt tín, bởi vì nó đến đều đặn ở một thời gian nào đó. Huyệt có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt đúng với chu kỳ và phục hồi chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường. Do đó có tên là Giao tín.
15:03 20/09/2014
ĐẠI CHUNG ( Dàzhòng). Huyệt thứ 4 thuộc Thận kinh ( K4). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn hay vĩ đại); Chung ( có nghĩa là cái chuông, ở đây nói về nơi cuối cùng đổ về của kinh khí. Huyệt là Lạc huyệt của kinh Túc Thái âm Thận, nơi mà khí nhiều và dư thừa. Mặt khác " chung" cũng có thể nói về gót chân, nó nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, huyệt nằm ở trên đó nên có tên gọi Đại chung.
18:56 30/08/2014
BỘC THAM ( Púcàn Púshèn). Huyệt thứ 61 thuộc Bàng quang kinh (B 61). Tên gọi: Bộc ( có nghĩa là đầy tớ); Tham ( có nghĩa là vào hầu). Ngày xưa khi người đầy tớ hầu việc gặp người chủ của mình buộc phải chào cung kính bằng cách quỳ sát hai chân xuống. Ở vị trí này, huyệt nằm ngay dưới mấu chuyển lớn và bị mấu chuyển lớn ấn ngay vào gót chân, nơi đó gọi là Bộc tham.
18:47 12/08/2014
Huyệt ngoài kinh là những huyệt không thuộc vào 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc. Huyệt ngoài kinh thường có vị trí ở ngoài các đường kinh; nhưng cũng có một số huyệt nằm trên đường đi của các kinh mạch chính, song không phải là huyệt của kinh mạch đó. * Mỗi huyệt ngoài đường kinh thường có một số tác dụng đặc biệt riêng của nó. * Khi châm cứu các huyệt ngoài kinh, tùy vị trí từng huyệt mà chọn tư thế người bệnh cho thích hợp, để huyệt lộ ra dễ dàng cho việc châm cứu.
19:31 20/12/2013
6. Động tác TAM GIÁC 7. Động tác CÁI CÀY 8. Động tác TRỒNG CHUỐI 9. Động tác VẶN CỘT SỐNG 10. Động tác CHIẾC TÀU 11. Động tác RẮN HỔ MANG
13:41 16/11/2013
Cân của kinh túc Thiếu dương khởi lên ở đầu ngón chân út, lên trên kết ở mắt cá ngoài, đi chếch lên để kết ở gối, đi xuống dọc theo mặt ngoài chân, kết ở gót chân, lên để kết ở gót chân phía sau, rồi kết ở kheo chân[1].