17:37 21/12/2015
PHÙ ĐỘT ( Fútù - Fou Trou). Huyệt thứ 18 ( LI 18). Tên gọi: Phù ( vào thời xưa, bề rộng của 4 ngón tay được gọi là một "Phù", một " Phù " tương đương với 3 thốn, theo tỷ lệ " Phù" có nghĩa là bổ trợ, phù giúp. Đột ( có nghĩa là nhô lên, nổi lên). Huyệt này nằm ở giữa cơ ức đòn chũm, nằm hai bên trái táo Adam ( củ hầu), nên có tên Phù đột ( chỗ nhô lên)
18:20 31/08/2015
KHỔNG TỐI ( Kongzùi - Krong Tsoe). Huyệt thứ 6 thuộc Phế kinh ( L 6). Tên gọi: Khổng ( có nghĩa là lỗ trống không hoặc lối đi); Tối ( có nghĩa là tụ lại hoặc tốt nhất, một cái gì đó quan trọng nhất). Vào thời xưa, người ta tin rằng huyệt này có tác dụng tốt nhất trong việc chữa bệnh sốt không có mồ hôi. Tuy nhiên huyệt này cũng là nơi khí huyết của kinh Phế tụ tập, châm vào huyệt này có tác dụng tuyên thông Phế khí rất hay, nó có thể giúp phế xua tan tà khí và kiểm soát được việc đóng và mở các lỗ chân lông. Do đó mới có tên là Khổng tối ( đường lối quan trọng nơi tụ tập).
15:03 20/09/2014
ĐẠI CHUNG ( Dàzhòng). Huyệt thứ 4 thuộc Thận kinh ( K4). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn hay vĩ đại); Chung ( có nghĩa là cái chuông, ở đây nói về nơi cuối cùng đổ về của kinh khí. Huyệt là Lạc huyệt của kinh Túc Thái âm Thận, nơi mà khí nhiều và dư thừa. Mặt khác " chung" cũng có thể nói về gót chân, nó nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, huyệt nằm ở trên đó nên có tên gọi Đại chung.