.

HUYẾT HẢI

 17:48 22/08/2015

HUYẾT HẢI ( Xuèhăi - Siué Raé). Huyệt thứ 10 thuộc Tỳ kinh ( SP 10). Tên gọi: Huyết ( có nghĩa là máu); Hải ( có nghĩa là biển, nơi các dòng sông tụ họp lại). Huyệt có tác động đến huyết và thúc đẩy chức năng của Tỳ trong việc kiểm soát sự lưu thông như thể làm công tác hướng dẫn nước của các dòng sông nhỏ khác nhau, các con sông này sẽ theo hướng của nó rồi đổ ra biển. Do đó mà có tên là Huyết hải ( biển huyết).

.

HOẮC TRUNG

 11:43 15/08/2015

HOẮC TRUNG ( Yùzhòng - Rouo Tchong - Yo Tchong). Huyệt thứ 26 thuộc Thận kinh ( K 26). Tên gọi: Hoắc ( có nghĩa là đẹp hay tuyệt vời); Trung ( có nghĩa là trung tâm, chính giữa; ở đây nói về ngực). Huyệt có tác dụng làm giảm sự ngột ngạt và sưng ngực, điều chỉnh lại sự lưu thông của khí, làm thế nào cho ngực được thoải mái thư thái. Dấu hiệu chủ yếu là ho và suyễn...Do đó mà có tên Hoắc trung hay còn gọi là Hoặc trung, Quắc trung.

.

DỊCH MÔN

 21:41 13/09/2014

DỊCH MÔN ( Yè Mén). Huyệt thứ 2 thuộc Tam tiêu kinh (TE 2). Tên gọi: Dịch ( có nghĩa là nước hay chất lỏng); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Tam tiêu điều chỉnh và kiểm soát sự lưu thông của chất lỏng trong cơ thể và được nhắc đến như là cơ quan chính điều hòa chất lỏng trong cơ thể. Do đó, nhiều tên của các huyệt ở đường kinh này được kết hợp với chất lỏng như: Dịch môn, Trung chữ, Tứ độc, Thanh lãnh uyên.

.

CỰC TUYỀN

 22:31 09/09/2014

CỰC TUYỀN ( Jiquán). Huyệt thứ 1 thuộc Tâm kinh ( H 1). Tên gọi: Cực ( có nghĩa là cái nóc nhà, nay gọi các sự vật gì cao gọi là Cực. Ở đây nói đến huyệt cao nhất ở vùng nách); Tuyền ( có nghĩa là con suối). Tâm chi phối sự lưu thông huyết trong các mạch. Trường hợp này nó được so sánh với dòng chảy của con suối. Huyệt cao nhất của kinh Tâm, nằm ở trung tâm của nách nơi mà động mạch nách có thể sờ được. Sự lưu thông huyết ở đây nhanh và mạnh, giống như nước chảy từ một con suối ở trên chảy xuống, do đó mà có tên là Cực tuyền ( suối trên cao chảy xuống).

.

CHU VINH

 19:56 07/09/2014

CHU VINH ( Zhòuróng) . Huyệt thứ 20 thuộc Tỳ kinh ( Sp 20). Tên gọi: Chu hay Châu ( có nghĩa ở đây là nói toàn bộ cơ thể); Vinh ( có nghĩa là nuôi dưỡng). Huyệt từ Túc Thái âm Tỳ. Tỳ thống trị các cơ nhục và có chức năng kiểm soát sự lưu thông của huyết ( nhiếp huyết) và phân phối những chất cần thiết. Ngoài ra kinh khí khắp toàn bộ cơ thể đến đây trước khi được phân phối thêm nữa để nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể, nên gọi là Chu vinh ( nuôi dưỡng toàn bộ).

.

206 BÀI THUỐC NHẬT BẢN - Bài thuốc vần A

 12:16 16/04/2014

Các bài thuốc đều sử dụng các dược liệu Bắc Nam quen thuộc không khó kiếm, lại thuyết minh công dụng theo khái niệm của Y học hiện đại về bệnh tật và tàn phế rất thích hợp cho các thầy thuốc nước ta kể cả đông y và tây y nghiên cứu, hành nghề y học cổ truyền và kết hợp đông tây y. Với ý thức coi trọng vốn y học cổ truyền và thắt chặt mối giao lưu hữu nghị giữa các nền y học Việt - Nhật đang đầy triển vọng ra hoa kết quả. Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương đã trân trọng giới thiệu cuốn sách quý này, phổ biến rộng rãi trên Website của Viện.

94 quy trinh KT YHCT

Quy trinh 86: ĐIỀU TRỊ BẰNG NGÂM THUỐC VÀ XÔNG HƠI

 19:44 03/12/2013

I Đại cương: Ngâm thuốc và xông hơi là hai phương pháp nằm trong phép chữa ngoài của đông y, thường dùng các thuốc có tinh dầu tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu viêm, lưu thông kinh lạc,…tác động lên bộ phận phía ngoài cơ thể như da, niêm mạc, gân cơ để chữa bệnh.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây