.

THÁI BẠCH

 21:51 12/05/2016

THÁI BẠCH ( Taìbái - Taé Po). Huyệt thứ 3 thuộc Tỳ kinh ( Sp 3). Tên gọi: Thái ( có nghĩa là lớn); Bạch ( có nghĩa là trắng). Huyệt nằm sau ngón chân cái, ở phía sau dưới đầu xương bàn chân thứ nhất, ở chỗ giáp nhau của da trắng và đỏ nhưng sát với phần trắng hơn, nên có tên là Thái bạch ( quá trắng).

.

TAM ÂM GIAO

 16:52 23/02/2016

TAM ÂM GIAO ( Sànyinjiào - Sann Inn Tsiao). Huyệt thứ 6 thuộc Tỳ kinh ( Sp 6). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Âm ( có nghĩa trái với Dương, chỗ mặt trong chân so với mặt ngoài chân); Giao ( có nghĩa là chỗ gặp nhau). Huyệt ở tại chỗ gặp nhau của ba kinh âm ở chân, cách mắt cá trong 3 thốn, nơi chỗ hõm bờ dưới xương. Cho nên gọi là Tam âm giao.( ba kinh âm hội giao lại với nhau).

.

ĐẠI ĐÔ

 17:28 22/09/2014

ĐẠI ĐÔ ( Dà dù - Ta tou). Huyệt thứ 2 thuộc Tỳ kinh ( Sp 2). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn, to, thịnh đạt, phong phú); Đô ( có nghĩa là tụ tập đông đúc, lại có nghĩa là ao). Huyệt nằm ở cuối ngón chân cái, nơi mà cơ và xương tương đối dày, tạo thành một chỗ lồi lên có ý như huyệt nơi đó Thổ khí phong phú và súc tích như nước chảy vào ao, nên gọi là Đại đô ( chỗ lồi lớn).

.

ĐẠI BAO

 19:57 19/09/2014

ĐẠI BAO ( Dàbào), Huyệt thứ 21 thuộc Tỳ kinh ( Sp 21). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là chung hay lớn lao); Bao ( có nghĩa là kiểm soát một cái gì đó một cách toàn bộ hay chăm sóc một cái gì). Huyệt Lạc nối chung các lạc mạch khác thuộc kinh Thái âm Tỳ như dạng cái lưới bủa ra chi phối các lạc của kinh âm và kinh dương. Tỳ cũng được xem như rưới khắp các cơ quan tạng phủ và tứ chi, tất cả các mô, các tổ chức của cơ thể chứa đựng chất dinh dưỡng từ Tỳ. Cho nên có tên là Đại bao

.

ĐỊNH NINH TÔI HỌC MẠCH - Mạch Tạng Phủ

 18:00 01/04/2014

Ngũ tà là một công thức của mỗi tạng, mỗi tạng khi có bệnh đều lấy Ngũ tà làm công thức để tìm bệnh của mỗi tạng ấy. Ý nghĩa Ngũ tà theo nguyên lý tương sinh, tương khắc, trong lúc xem mạch Tạng Phủ để tìm ra bệnh, bất luận ngoại cảm hay nội thương đều không ra ngoài ý nghĩa Ngũ tà.

.

SƠ CỨU: NGỘ ĐỘC NẤM

 18:55 01/03/2014

Ngộ độc nấm độc chỉ xảy ra khi ăn các nấm mọc hoang dại, thường vào mùa xuân và hè và ở các vùng rừng núi. Loại nấm độc nhất là nấm lục (hay nấm độc xanh đen), có hình thức hấp dẫn nhất, ngộ độc nặng nề, diễn biến ngộ độc không thể lường trước được và là nguyên nhân tử vong của hầu hết các trường hợp ngộ độc nấm xảy ra hàng năm ở nước ta.

kim quỹ yếu lược

THIÊN 11: Trị bệnh ngũ tạng phong hàn tích tụ

 06:15 05/01/2014

THIÊN THỨ MƯỜI MỘT: MẠCH, CHỨNG VÀ PHÉP TRỊ NGŨ TẠNG PHONG, HÀN TÍCH TỤ ĐIỀU 1 Phế trúng phong, miệng ráo mà suyễn, thân thể day trở không tự chủ được mà nặng nề, mạo (như có vật gì đè nặng trên đầu) mà thũng trướng.

94 quy trinh KT YHCT

Quy trinh 38: ĐIỆN CHÂM ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP

 15:13 01/12/2013

1. ĐẠI CƯƠNG: - Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh khớp mạn tính chưa rõ căn nguyên, được coi là bệnh tự miễn biểu hiện đặc trưng là hiện tượng viêm màng hoạt dịch ăn mòn ở các khớp ngoại biên đối xứng, diễn biến kéo dài, tiến triển từng đợt và xương dưới sụn gây biến dạng khớp, dính khớp và giảm chức năng hoạt động của khớp. - Theo Y học cổ truyền Viêm đa khớp dạng thấp thuộc chứng tý chỉ sự bế tắc kinh khí ở các khớp gây đau, sưng nóng đỏ lâu ngày gây biến dạng khớp, cứng khớp

Hoàng đế nội kinh tố vấn

CHƯƠNG 76 : THỊ THUNG DUNG LUẬN

 12:51 09/11/2013

Lôi Công hỏi rằng: Can hư, Thận hư, Tỳ hư… Đều khiến con người thân thể nặng nề khó chịu. Nên dùng độc dược, thích và cứu hoặc dùng biêm thách, hoặc dùng thanh dịch v.v… Vậy mà có khi khỏi, có khi không khỏi, là vì sao? [1]

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây