19:31 03/10/2014
GIAO TÍN ( Jiào Xin - Tsiao Sinn). Huyệt thứ 8 thuộc Thận kinh ( K 8). Tên gọi: Giao ( có nghĩa là mối quan hệ cùng nhau, đến, nối, băng qua); Tín ( có nghĩa là chắc chắn, đến kịp lúc). Thời kỳ kinh nguyệt đúng chu kỳ người ta gọi là Nguyệt tín, bởi vì nó đến đều đặn ở một thời gian nào đó. Huyệt có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt đúng với chu kỳ và phục hồi chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường. Do đó có tên là Giao tín.
19:13 29/09/2014
ĐỊA NGŨ HỘI ( Dì Wũ Hui - Ti Wou Roé). Huyệt thứ 42 thuộc Đởm kinh (G 42). Tên gọi: Địa ( có nghĩa là đất , ở đây nói tới bàn chân); Ngũ ( có nghĩa là năm ngón chân của bàn chân); Hội ( có nghĩa là gặp nhau). Châm huyệt này có thể chữa trị được sự sưng đỏ của bàn chân và những ngón bị đau, những tình trạng bệnh lý nơi chân khó đặt vững vàng bàn chân trên đất hoặc khó để năm ngón chân chạm trên mặt đất. Do đó mà có tên Địa ngũ hội.
18:56 29/09/2014
ĐỊA CƠ ( Dì Jì - Ti Tsi). Huyệt thứ 8 thuộc Tỳ kinh ( Sp 8). Tên gọi: Địa ( có nghĩa là đất); Cơ (có nghĩa là thay đổi). Châm vào huyệt này có khả năng tăng cường và nuôi dưỡng khí huyết trong cơ thể. Việc thúc đẩy sự thay đổi mãnh liệt và đời sống trên trái đất đều phụ thuộc vào khí của thiên địa, đó là năng lượng thiết yếu. Do đó mà có tên là Địa cơ ( sự thay đổi của địa khí).
19:53 26/09/2014
ĐIỀU KHẨU ( TiáoKou - Tiao Kreou). Huyệt thứ 38 thuộc Vị kinh (S 38). Tên gọi: Điều ( có nghĩa là hẹp mà dài); Khẩu ( có nghĩa là cái miệng). Khi định vị trí huyệt này, bảo bệnh nhân ngồi để gót chân trên đất nhưng các ngón chân vểnh quay hướng lên. Ở trong tư thế này, một chỗ hõm có thể xuất hiện trong cơ của vùng huyệt. Chỗ hõm này trông giống như cái miệng hẹp và dài theo thớ cơ. Nên có tên là Điều khẩu ( miệng hẹp dài).
17:28 22/09/2014
ĐẠI ĐÔ ( Dà dù - Ta tou). Huyệt thứ 2 thuộc Tỳ kinh ( Sp 2). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn, to, thịnh đạt, phong phú); Đô ( có nghĩa là tụ tập đông đúc, lại có nghĩa là ao). Huyệt nằm ở cuối ngón chân cái, nơi mà cơ và xương tương đối dày, tạo thành một chỗ lồi lên có ý như huyệt nơi đó Thổ khí phong phú và súc tích như nước chảy vào ao, nên gọi là Đại đô ( chỗ lồi lớn).
15:03 20/09/2014
ĐẠI CHUNG ( Dàzhòng). Huyệt thứ 4 thuộc Thận kinh ( K4). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn hay vĩ đại); Chung ( có nghĩa là cái chuông, ở đây nói về nơi cuối cùng đổ về của kinh khí. Huyệt là Lạc huyệt của kinh Túc Thái âm Thận, nơi mà khí nhiều và dư thừa. Mặt khác " chung" cũng có thể nói về gót chân, nó nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, huyệt nằm ở trên đó nên có tên gọi Đại chung.
19:30 04/09/2014
CHÍ ÂM ( Zhỉyìn) . Huyệt thứ 67 thuộc Bàng quang kinh ( B 67). Tên gọi: Chí ( có nghĩa là cao nhất, cuối cùng, tột đỉnh); Âm ( có nghĩa là ở dưới, nối tiếp với kinh âm). Dòng chảy của Túc Thái dương Bàng quang chấm dứt ở huyệt này, sau đó nó vào Túc Thái âm Thận, huyệt này có ý nghĩa là dương tận mà âm bắt đầu nên gọi là Chí âm.
16:25 28/08/2014
BÁT PHONG ( Bafeng). Kỳ huyệt.Tên gọi: Bát ( có nghĩa là số tám); Phong ( có nghĩa là một trong các tác nhân gây ra bệnh). Hai chân gồm có 8 huyệt có tác dụng chống trả các chứng bệnh do phong gây ra, như đau nhức, tê mất cảm giác, khí huyết không lưu thông... nên có tên gọi là Bát phong.
18:47 12/08/2014
Huyệt ngoài kinh là những huyệt không thuộc vào 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc. Huyệt ngoài kinh thường có vị trí ở ngoài các đường kinh; nhưng cũng có một số huyệt nằm trên đường đi của các kinh mạch chính, song không phải là huyệt của kinh mạch đó. * Mỗi huyệt ngoài đường kinh thường có một số tác dụng đặc biệt riêng của nó. * Khi châm cứu các huyệt ngoài kinh, tùy vị trí từng huyệt mà chọn tư thế người bệnh cho thích hợp, để huyệt lộ ra dễ dàng cho việc châm cứu.