14:52 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi : "Ta nghe nói phép châm phải xét cho được ngũ quan, ngũ duyệt nhằm thấy được ngũ khí[1]. Ngũ khí chính là sứ giả của ngũ tạng, là nơi phối hợp với ngũ thời, Ta mong được nghe về vai trò của ngũ sứ xuất hiện như thế nào ?"[2]. Kỳ Bá đáp : "Ngũ quan là nơi biểu hiện bề ngoài của ngũ tạng"[3].
13:41 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : “Kinh mạch gồm có 12 đường, bên ngoài nó hợp với 12 kinh thủy, bên trong nó thuộc vào ngũ tạng, lục phủ [1]. Ôi ! 12 kinh thủy, trong số đó có lớn nhỏ, có sâu cạn, có rộng hẹp, có xa gần, tất cả đều không đồng nhau[2]. Ngũ tạng lục phủ có những cao thấp, nhỏ lớn, thọ nhận cốc khí nhiều ít cũng không bằng nhau. vậy sự tương ứng giữa chúng với nhau như thế nào?[3] Ôi ! kinh Thủy nhờ thọ được thủy để vận hành, ngũ tạng nhờ hợp được với thần khí hồn phách để tàng giữ, lục phủ nhờ thọ được ‘cốc khí’ để vận hành, thọ được ‘khí’ để mà mở rộng ra, kinh mạch nhờ thọ được ‘huyết’ để mà ‘doanh’ ra[4]. Nay muốn hợp lại nhau để ‘trị bệnh’ phải làm sao?[5] Ta có thể nghe trình bày về sự châm sâu hay cạn, cứu bằng tráng số nhiều hay ít không?”[6].
13:40 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : “Ta nghe con người hợp với Thiên Đạo, bên trong có ngũ tạng để hợp với ngũ âm, ngũ sắc, ngũ thời, ngũ vị[1]. Ngũ vị : bên ngoài có lục phủ để ứng với lục luật, lục luật để “kiến” nên các kinh thuộc Âm Dương nhằm hợp với thập nhị huyệt, thập nhị thần, thập nhị tiết, thập nhị kinh thủy, thập nhị thời, thập nhị kinh mạch[2]. Đây là sự “ứng” của ngũ tạng lục phủ với Thiên Đạo[3]. Ôi ! Thập nhị kinh mạch là nơi con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để thành, nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên; cái học (về y) bắt đầu từ đây, sự khéo léo (của người thầy thuốc) phải đạt đến (sự hiểu biết về nó)[4]. Người thầy vụng về thường hay đổi sự hiểu biết của mình về nó, người thầy thuốc khéo léo xem nó là vấn đề khó khăn (cần đạt đến)[5]. Ta xin hỏi thầy về sự “xuất nhập ly hợp của nó” như thế nào ?”[6].
13:38 16/11/2013
Lôi Công hỏi Hoàng Đế : “Thiên ‘Cấm phục’ có nói, phàm cái lý của việc châm là phải lấy kinh mạch làm đầu, nó có nhiệm vụ doanh cho sự vận hành của khí, nó ‘chế’ để cho khí trở thành ‘độ lượng’; bên trong, nó làm cho khí của ngũ tạng vận hành thành thứ tự, bên ngoài, nó làm cho lục phủ phân biệt nhau. Thần mong được nghe về cái đạo vận hành ấy”[1].
13:37 16/11/2013
Phàm đạo của việc châm (thích) được trọn vẹn ở thiên ‘Chung thỉ’[1]. Nếu chúng ta biết rõ ‘Chung thỉ’ thì chúng ta sẽ thấy ngũ tạng đóng vai trò ‘kỷ’ làm cho âm dương được định vậy[2]. Âm chủ về tạng, dương chủ về phủ [3]. Dương thọ khí ở tứ mạt, Âm thọ khí ở ngũ tạng, cho nên khi châm tả, chúng ta phải theo phép nghênh khí, khi châm bổ, chúng ta phải theo phép tùy chi[4]. Biết rõ nghênh, tùy, thì có thể làm cho khí được hòa[5]. Con đường đi tới cái hòa của khí là phải thông hiểu âm dương[6]. Ngũ tạng thuộc âm, lục phủ thuộc dương[7]. Vấn đề này khi truyền lại cho đời sau, mỗi khi cần thề nguyền (minh) thường người ta lấy huyết làm lời minh, có nghĩa là ai kính trọng lời minh thì tốt, ai khinh mạn thì sẽ chết[8]. Hành động không đúng với đạo sẽ bị tai ương bởi Trời, chúng ta phải phụng thiên đạo 1 cách cẩn trọng[9].
13:34 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá rằng : Phàm các phép châm, trước hết ắt phải dựa vào cái “gốc”, đó là ‘thần’ [1]. Huyết mạch doanh khí tinh thần, tất cả đều do ngũ tạng ‘tàng chứa’ [2]. Nếu sự sống đến mức dâm dật làm cho tạng khí bị phân ly sẽ đưa đến tình trạng tinh khí bị thất, hồn phách bay xa, chí ý bị hoảng loạn, trí lự rời khỏi thân, nguyên nhân nào đã gây nên như thế ? Trời đất bắt tội ư ? Lỗi ở con người ư ? [3] Thế nào gọi là đức khí sinh ra tinh, thần, hồn, phách, tâm, ý, chí, tư, trí, lự ? Xin được hỏi nguyên nhân của vấn đề” [4].
13:22 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : “Phàm Đạo của việc châm (thích), ắt phải thông chỗ chung thỉ của “thập nhị kinh lạc”, chỗ ở riêng biệt của lạc mạch, vị trí của ngũ du huyệt, chỗ “hợp” của lục phủ, chỗ “xuất nhập” của tứ thời, chỗ “trôi chảy” của ngũ tạng, mức độ rộng hẹp, tình trạng sâu cạn, con đường mà mạch khí đi từ trên cao xuống thấp. Ta mong được nghe lời giảng giải về vấn đề đó” [1].
12:31 09/11/2013
Hoàng Đế hỏi: Ta muốn nghe về những chỗ cấm châm. Kỳ Bá đáp: Ngũ tạng đều có những chỗ yếu hại, cần phải chú ý. Can khí thường đi xuống, tác dụng ở phái bên phải, Tâm thì điều tiết âm khí ở ngoài biểu, Thận quản lý phần âm khí ở nội bộ, Tỳ có công năng chuyển vận tinh hoa của thuỷ cốc để nuôi dưỡng cho các tạng, Vị là cơ quan dung nạp và tiêu hoá thức ăn. Phía trên cách mạc có 2 tạng là Tâm Phế để duy trì sinh mệnh. cạnh đốt xương thứ 7 ở phía trong có Tâm bào lạc, những chỗ đó khi chữa bằng châm cần phải chú ý tránh. nếu thương tổn đến những chỗ trọng yếu đó thì sẽ nguy hiểm. Cho nên nói, theo được sự cấm kỵ đó thì không gây ra tai hoạ, nếu trái lại thì sẽ gặp tai hoạ.
12:06 09/11/2013
Hoàng-Đế hỏi : “Ôi ! từ xưa đến nay, mạng sống của con người đều thông với ‘Thiên’, gốc của mạng sống lấy gốc ở Âm Dương [1]. Trong khoảng Trời Đất, trong khoảng lục hợp, dù cho cửu châu ( dưới đất) hoặc cửu khiếu, ngũ tạng, thập nhị tiết trong con người, tất cả khí đó đều thông với ‘Thiên Khí’ [2]. Khí đó sinh ra ngũ hành, khí sinh ra ‘Tam khí’ [3]. Nếu con người nhiều lần phạm vào sự ‘thông khí’ đó thì tà khí sẽ làm ‘thương’ đến bên trong, vì đây chính là cái ‘gốc’ của sự sống ‘thọ mệnh’ [4].
15:02 05/11/2013
Nhất Nan viết : “Thập nhị kinh giai hữu động mạch. Độc thủ thốn khẩu dĩ quyết ngũ tạng lục phủ tử sinh cát hung chi pháp hà vị dã ?”