19:59 03/10/2014
GIÁP XA ( Jiáchè - Tsia Tchre). Huyệt thứ 6 thuộc Vị kinh ( S 6). Tên gọi: Giáp ( có nghĩa là mặt bên của mặt hay của hàm dưới. Xa ( có nghĩa là cái xe, hễ cái gì dùng sức xoay vần cho đỡ sức người ta đều gọi là xe ( xa). Ngoài ra " Xa" còn có nghĩa là hàm răng.
18:48 24/09/2014
ĐẠI NGHÊNH ( DàyYing - Ta Ing). Huyệt thứ 5 thuộc Vị kinh ( S 5). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn); Nghênh ( có nghĩa là chờ vật ngoài tới mà ngửa mặt ra đón lấy). Xương phía trước xương hàm, giải phẫu cổ đại gọi là " Đại cốt nghênh", huyệt này nằm ở phía trước góc xương hàm dưới của Nghênh cốt, cho nên có tên là Đại nghênh
15:13 20/09/2014
ĐẠI CHÙY ( Dàzhuì). Huyệt thứ 14 của Đốc mạch ( GV 14). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, cao, lớn); Chùy ( có nghĩa là ụ xương nổi nhô lên, ở đây chỉ đốt sống cổ thứ 7). Huyệt nằm ở dưới chổ lồi lớn lên của ụ xương cổ thứ 7, nên được gọi là Đại chùy.
16:29 16/09/2014
DƯƠNG TRÌ ( Yángchí). Huyệt thứ 4 thuộc Tam tiêu kinh 9 (TE 4). Tên gọi: Dương ( có nghĩa trái với âm , mặt ngoài của cổ tay được xem như là dương so với âm là trong lòng bàn tay); Trì ( có nghĩa là cái ao, ở đây có nghĩa là lỗ hõm). Huyệt nằm trong chỗ hõm , ở mặt dương của cổ tay. Do đó mà có tên Dương trì
17:57 28/08/2014
BÁT TÀ ( Bàxiè) . Kỳ huyệt. Tên gọi: Bát ( có nghĩa là số tám); Tà ( tác nhân gây ra bệnh tật). Tất cả gồm 8 huyệt ở cả hai tay, có tác dụng tăng cường chính khí chống đở với tà khí, nên gọi là Bát tà.
16:55 04/08/2014
Huyệt ngoài kinh là những huyệt không thuộc vào 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc. Huyệt ngoài kinh thường có vị trí ở ngoài các đường kinh; nhưng cũng có một số huyệt nằm trên đường đi của các kinh mạch chính, song không phải là huyệt của kinh mạch đó. * Mỗi huyệt ngoài đường kinh thường có một số tác dụng đặc biệt riêng của nó. * Khi châm cứu các huyệt ngoài kinh, tùy vị trí từng huyệt mà chọn tư thế người bệnh cho thích hợp, để huyệt lộ ra dễ dàng cho việc châm cứu.
22:45 27/03/2014
Thiết chẩn: Đứng hàng thứ 4 cũng là đứng cuối cùng trong hàng Tứ chẩn, thiết chẩn là căn bản, là chủ chốt, là một việc cần thiết nắm phần quan trọng rất lớn trong việc xét mạch để biết bệnh ở “nội thể”. Thật vậy, mặc dù đối trước bệnh nhân, ta đã thấy người (Vọng), đã nghe nói chuyện (Văn) và đã hỏi những điều cần phải biết (Vấn) để xét bệnh.