Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo
0985261315
.

NGŨ KHU

 05:43 30/11/2015

NGŨ KHU ( Wushù - Ou Tchrou). Huyệt thứ 27 thuộc Đởm kinh ( G 27). Tên gọi: Ngũ ( có nghĩa là 5, ở đây nói đến ngũ tạng); Khu ( có nghĩa là then cửa, then chốt, trụ, cái gì đó quan trọng). Huyệt này ở với mức Quan nguyên, dọc theo Đan điền, nơi mà khí ngũ tạng đổ về. Do đó, mà có tên Ngũ khu ( then chốt quan trọng của Ngũ tạng).
.

NGOẠI LĂNG

 08:37 25/11/2015

NGOẠI LĂNG ( Wàiling - Oae Ling ). Huyệt thứ 26 thuộc Vị kinh ( S 26). Tên gọi: Ngoại ( có nghĩa là ngoài); Lăng ( có nghĩa là cái gò, đống đất lớn). Huyệt nằm trên mặt ngoài của cơ thẳng bụng, nơi có cơ nổi lên như cái gò, nên gọi là Ngoại lăng ( bên ngoài gò).
.

LƯƠNG MÔN

 06:07 02/11/2015

LƯƠNG MÔN ( Liáng Mén - Leang Menn). Huyệt thứ 21 thuộc Vị kinh ( S 21). Tên gọi: Lương ( nguyên gốc có nghĩa là cái cầu, chỗ ách yếu của sự vật, ở đây nói đến hội chứng " Phục lương"); Môn ( có nghĩa là cái cửa, nơi ra vào). Phục lương là bệnh danh cổ đó là chứng bệnh có hòn khối hoặc túi hơi ở vùng dưới tâm và quanh rốn. Phần lớn do khí huyết kết trệ gây ra. Nếu liên quan với Tâm gọi là Phục lương, liên quan với Tỳ gọi là Bĩ khí, liên quan với Phế gọi là Tức bôn, liên quan với Thận gọi là Bôn đồn, liên quan với Can gọi là Phì khí. Do chứng tích chứa hòn khối hữu hình ở trong vùng bụng ngực. Căn cứ vào bệnh cơ, hình thái và bộ vị chia theo khu vực của ngũ tạng để có năm danh từ trên gọi chung là " Ngũ tích'".. Châm huyệt Lương môn có thể giảm bớt những vấn đè trên như thể mở cửa để xua đuổi sự rối loạn. Do đó mà có tên Lương môn ( cửa thông tích)
.

KINH MÔN

 05:16 15/09/2015

KINH MÔN ( Jìngmén - Tsing Menn). Huyệt thứ 25 thuộc Đởm kinh ( G 25). Tên gọi: Kinh ( có nghĩa là to lớn, chính, cái gì đó quan trọng); Môn ( có nghĩa là cái cửa, qua đó khí và huyết có thể đến và đi). Huyệt là Mộ huyệt của Thận, nằm sát với Thận, nó biểu hiện dấu hiệu của sự rối loạn chức năng thận, bởi những đặc trưng quan trọng của nó. Cho nên gọi là Kinh môn.
.

KIẾN LÝ

 07:34 11/09/2015

KIẾN LÝ ( Jiànli - Tsienn Li ). Huyệt thứ 11 thuộc Nhâm mạch ( CV 11). Tên gọi: Kiến ( có nghĩa là xây dựng lên); Lý ( có nghĩa là cái làng, chỗ dân ở 25 nhà gọi là "Lý", ở đây chỉ dạ dày. Huyệt ở trên rốn 3 thốn hay dưới Trung quản 1 thốn, nó có tác dụng điều hòa và làm yên dạ dày nên gọi là Kiến lý.
.

HOẠT NHỤC MÔN

 00:21 15/08/2015

HOẠT NHỤC MÔN ( Huáròumén - Roa Yẹou Menn). Huyệt thứ 24 thuộc Vị kinh ( S 24). Tên gọi: Hoạt ( có nghĩa là trơn nhẳn); Nhục ( có nghĩa là thịt, ở đây có ý nói tới lưỡi); Môn ( có nghĩa là cửa, cổng). Châm huyệt này có tác dụng làm cho sự chuyển động tự do của lưỡi trong trường hợp cứng lưỡi. Nó cũng làm cho các cơ của lưỡi được trơn lại. Cho nên được gọi là Hoạt nhục môn.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây