11:47 10/12/2015
NỘI ĐÌNH ( Nèitíng ). Huyệt thứ 44 thuộc Vị kinh ( S 44). Tên gọi: Nội ( có nghĩa là phần sâu, hõm trong); Đình ( có nghĩa là sân trước, nơi cư trú). Huyệt có thể dùng để trị lạnh tay, lạnh chân, ngại tiến ồn và các triệu chứng mà bệnh nhân thích sống ẩn dật, sợ tiếng ồn ào, có khuynh hướng sống một mình trong phòng với cửa đóng kín. Do đó mà có tên Nội đình ( phòng trong).
18:47 12/08/2014
Huyệt ngoài kinh là những huyệt không thuộc vào 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc. Huyệt ngoài kinh thường có vị trí ở ngoài các đường kinh; nhưng cũng có một số huyệt nằm trên đường đi của các kinh mạch chính, song không phải là huyệt của kinh mạch đó. * Mỗi huyệt ngoài đường kinh thường có một số tác dụng đặc biệt riêng của nó. * Khi châm cứu các huyệt ngoài kinh, tùy vị trí từng huyệt mà chọn tư thế người bệnh cho thích hợp, để huyệt lộ ra dễ dàng cho việc châm cứu.
18:34 29/06/2014
Mạch Đốc và mạch Dương kiểu hợp thành hệ thống mạch thứ nhất mang tính chất dương. Cả 2 mạch đều có một đặc điểm chung là phân bố ở vùng phần dương của cơ thể và hợp nhau ở huyệt Tình minh nhánh lên của mạch Đốc theo kinh cân của Túc thái dương đến cổ, mặt rồi đến huyệt Tình minh. Mạch Dương kiểu chạy theo vùng dương của cơ thể lên mặt và tận cùng ở huyệt Tình minh). A. Mạch Đốc
18:52 24/06/2014
“ Kỳ kinh” là nói đối lại với “ chính kinh”. Mười hai kinh mạch là chủ chốt của kinh lạc, cho nên gọi là 12 chính kinh. Chữ “kỳ” có hàm ý nghĩa đơn độc, giữa quãng tám mạch ấy với nhau, đều không có quan hệ phối hợp về âm dương biểu lý một cách cố định, vì thế gọi là kỳ kinh. Ở đây ngoài tạng phủ ra, lại còn có phủ kỳ hằng nữa.
07:15 29/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Đau đầu là một trong những chứng bệnh thường gặp có phạm vi rộng ở nhiều chuyên khoa: nội, tai mũi họng, răng hàm mặt, chú ý tới các bệnh u não, áp xe não, dị dạng mạch não, viêm nhiễm ở hệ thần kinh. - Theo y học cổ truyền, đau đầu thuộc chứng đầu thống, nằm trong chứng tâm căn suy nhược do cảm phải ngoại tà hoặc rối loạn công năng hoạt động của các tạng phủ.