17:26 20/08/2015
HUYỀN CHUNG ( Xuánzhòng - Juégu - Siuann Tchong ). Huyệt thứ 39 thuộc Đởm kinh ( G 39). Tên gọi: Huyền ( có nghĩa là treo lơ lững); Chung ( có nghĩa là chuông nhỏ). Vào thời xưa, con người ta nhất là đối với trẻ con thường mang một cái vòng có chuông nhỏ như lục lạc, rung len ken quanh mắt cá ngang ở huyệt này, nên có tên là Huyền chung. Huyệt này còn có tên là Tuyệt cốt. Tuyệt ( có nghĩa là đoạn cuối cùng); Cốt (có nghĩa là xương) Huyệt ở trong chỗ hõm được tạo thành bởi đường viền phía sau xương mác bên dài, nếu trượt nhẹ ngón tay lên dọc theo xương từ mắt cá ngoài, huyệt này nằm trong chỗ hõm đó, khi xương biến mất vào các mô mềm, do đó mà có tên Tuyệt cốt ( đoạn dưới của xương).
17:13 20/08/2015
HUNG HƯƠNG ( Xiòngxiàng - Siong Siang). Huyệt thứ 19 thuộc Tỳ kinh ( SP 19). Tên gọi: Hung ( có nghĩa là ngực); Hương ( có nghĩa là nơi đang ở). Huyệt ở phía bên ngực, các biểu hiện do các chứng đau tại chỗ ở ngực như sự căng cơ đau ngực và vùng hông, đau lưng và ngực, khó khăn trong việc lật người sau khi nằm xuống, nên có tên là Hung hương ( nơi đau ở ngực).
17:53 17/08/2015
HỢP DƯƠNG ( Héyáng - Ro Yang). Huyệt thứ 55 thuộc Bàng quang kinh (B 55). Tên gọi: Hợp ( có nghĩa là góp lại); Dương ( có nghĩa là trái với âm, ở đây chỉ Túc Thái dương). Ủy trung là hợp huyệt của Bàng quang kinh. Huyệt này ở dưới Ủy trung, là nới khí của kinh cùng đổ về, do đó mà có tên là Hợp dương.
17:36 17/08/2015
HỢP CỐC ( Hégu - Ro Kou). Huyệt thứ 4 thuộc Đại trường kinh ( LI 4). Tên gọi: Hợp ( có nghĩa là cùng đổ về một nơi); Cốc ( có nghĩa là hang hay núi có hõm vào hoặc thung lũng, hai bên núi ở giữa có một lối nước chảy cũng gọi là cốc. Vào thời xưa, những phần của cơ thể nơi mà các bắp thịt hội tụ lại một cách dư thừa được nhắc đến như là một "cốc" trong khi những phần có ít bắp thịt thì được nói đến như một "khê". Trong ngữ cảnh này" Cốc" lớn hơn và cạn hơn "Khê". Ở đây " Hợp" có ý nói đến nơi mà các bắp thịt hội tụ lại. Ngoài ra khi ngón cái và ngón trỏ xòe tách ra, nó tương tự như một thung lũng sâu. Do đó mà có tên là Hợp cốc.
16:58 17/08/2015
HỘI TÔNG ( Huìzòng - Roé Tsong). Huyệt thứ 7 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 7). Tên gọi: Hội ( có nghĩa là gặp nhau hay nối với nhau); Tông ( có nghĩa là dòng phái, hội tụ lại, đổ về). Khí của Tam tiêu chảy từ Chi cấu cùng đỏ về hội tụ lại ở huyệt này trước khi chảy đến huyệt kế tiếp là Tam dương lạc. Do đó mà có tên là Hội tông.
16:47 17/08/2015
HỘI DƯƠNG ( Huìyáng - Roé Yang). Huyệt thứ 35 thuộc Bàng quang kinh ( B 35). Tên gọi: Hội ( có nghĩa là gặp nhau); Dương ( có nghĩa là trái với âm. Ở đây nói đến Đốc mạch và Túc Thái dương Bàng quang kinh. Huyệt ở cách 0,5 thốn ở phía bên đầu xương cụt. Đó là huyệt hợp lại của Bàng quang kinh và Đốc mạch, huyệt này đối diện với Hội âm ( nơi gặp nhau của âm). Do đó mà có tên là Hội dương..
18:29 15/08/2015
HỘI ÂM ( Huìyìn - Roé Inn). Huyệt thứ 1 thuộc Nhâm mạch ( CV 1). Tên gọi: Hội ( có nghĩa là cùng đổ về). Âm ở đây nói đến cả cơ quan sinh dục dục và hậu môn). Huyệt nằm giữa hai bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn. Theo Y học cổ truyền đáy chậu được xem như phần âm của cơ thể, đó cũng là nơi khởi đầu đối với sự phân bố bề mặt của mạch Nhâm, Đốc và Xung.Trong " Châm cứu đại thành" ghi rằng: " Những mạch Nhâm, Đốc và Xung nổi lên từ vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài. Nhâm mạch bắt đầu từ đáy chậu và đi lên bụng. Đốc mạch đi lên từ đáy chậu đến lưng, Xung mạch cũng bắt đầu từ đó hòa nhập với Túc Thiếu âm Thận kinh". Tất cả 3 kinh ấy qui tụ ở huyệt này nên gọi là Hội âm.
17:27 15/08/2015
HỒN MÔN ( Hún mén - Roun Menn - Iuenn Menn). Huyệt thứ 47 thuộc Bàng quang kinh ( B 47). Tên gọi: Hồn ( có nghĩa là phần hồn, là cái làm chúa tể cả phần tinh thần, con người lúc sống thì hồn phách quấn với nhau, đến lúc chết hồn phách lìa khỏi nhau. Vì thế nên bảo thần với quỷ đều do hồn hóa ra cả, vì nó là một vật rất linh thiêng, thiêng liêng hơn cả muôn vật cho nên gọi là linh hồn); Môn ( có nghĩa là cái cửa). Huyệt ở ngang với Can du " Can tàng hồn", huyệt này có dấu hiệu chủ yếu trong các rối loạn của Can, bệnh tinh thần, đau lưng, nôn mửa... Do đó mà có tên Hồn môn.
11:43 15/08/2015
HOẮC TRUNG ( Yùzhòng - Rouo Tchong - Yo Tchong). Huyệt thứ 26 thuộc Thận kinh ( K 26). Tên gọi: Hoắc ( có nghĩa là đẹp hay tuyệt vời); Trung ( có nghĩa là trung tâm, chính giữa; ở đây nói về ngực). Huyệt có tác dụng làm giảm sự ngột ngạt và sưng ngực, điều chỉnh lại sự lưu thông của khí, làm thế nào cho ngực được thoải mái thư thái. Dấu hiệu chủ yếu là ho và suyễn...Do đó mà có tên Hoắc trung hay còn gọi là Hoặc trung, Quắc trung.
17:26 14/08/2015
HOÀNH CỐT ( Héng gu - Rong Kou - Roang Kou). Huyệt thứ 11 thuộc Thận kinh ( K 11). Tên gọi: Hoành ( có nghĩa là nằm ngang); Cốt ( có nghĩa là xương). Theo giải phẫu cổ, xương mu người ta gọi là Hoành cốt. Huyệt nằm ở bên xương mu. Do đó mà có tên Hoành cốt.