14:58 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi : “Ta đã nghe nói về 9 thiên của Cửu châm, ta đã tự nắm được những pháp độ của nó, ta cũng đã nắm rất đầy đủ về ý nghĩa của nó, Ôi ! Cửu châm bắt đầu ở nhất mà chấm dứt ở cửu[1]. Tuy nhiên, ta vẫn chưa hiểu được cái đạo quan yếu của nó. Ôi ! Chín loại kim này, nếu nhỏ thì nó nhỏ cho đến nỗi không gì có thể nhỏ hơn bên trong nó, nếu to thì nó to cho đến nỗi không gì có thể to hơn bên ngoài nó, nếu sâu thì nó sâu cho đến nỗi không gì có thể sâu hơn bên dưới nó, nếu cao thì nó cao cho đến nỗi không gì có thể cao hơn trên đỉnh nó, nó biểu hiện được trạng thái hoảng hốt vô cùng, nó hiện diện tràn ngập đến nơi không bờ bến[2]. Ta biết rằng nó hợp với sự biến hóa của Thiên Đạo, của nhân sự, của tứ thời, tuy nhiên, ta muốn gom nó lại, cột nó lại như những sợi lông mao để rồi nó sẽ thành 1 thể nhất được không ?”[3].
13:40 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : “Ta nghe con người hợp với Thiên Đạo, bên trong có ngũ tạng để hợp với ngũ âm, ngũ sắc, ngũ thời, ngũ vị[1]. Ngũ vị : bên ngoài có lục phủ để ứng với lục luật, lục luật để “kiến” nên các kinh thuộc Âm Dương nhằm hợp với thập nhị huyệt, thập nhị thần, thập nhị tiết, thập nhị kinh thủy, thập nhị thời, thập nhị kinh mạch[2]. Đây là sự “ứng” của ngũ tạng lục phủ với Thiên Đạo[3]. Ôi ! Thập nhị kinh mạch là nơi con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để thành, nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên; cái học (về y) bắt đầu từ đây, sự khéo léo (của người thầy thuốc) phải đạt đến (sự hiểu biết về nó)[4]. Người thầy vụng về thường hay đổi sự hiểu biết của mình về nó, người thầy thuốc khéo léo xem nó là vấn đề khó khăn (cần đạt đến)[5]. Ta xin hỏi thầy về sự “xuất nhập ly hợp của nó” như thế nào ?”[6].
13:37 16/11/2013
Phàm đạo của việc châm (thích) được trọn vẹn ở thiên ‘Chung thỉ’[1]. Nếu chúng ta biết rõ ‘Chung thỉ’ thì chúng ta sẽ thấy ngũ tạng đóng vai trò ‘kỷ’ làm cho âm dương được định vậy[2]. Âm chủ về tạng, dương chủ về phủ [3]. Dương thọ khí ở tứ mạt, Âm thọ khí ở ngũ tạng, cho nên khi châm tả, chúng ta phải theo phép nghênh khí, khi châm bổ, chúng ta phải theo phép tùy chi[4]. Biết rõ nghênh, tùy, thì có thể làm cho khí được hòa[5]. Con đường đi tới cái hòa của khí là phải thông hiểu âm dương[6]. Ngũ tạng thuộc âm, lục phủ thuộc dương[7]. Vấn đề này khi truyền lại cho đời sau, mỗi khi cần thề nguyền (minh) thường người ta lấy huyết làm lời minh, có nghĩa là ai kính trọng lời minh thì tốt, ai khinh mạn thì sẽ chết[8]. Hành động không đúng với đạo sẽ bị tai ương bởi Trời, chúng ta phải phụng thiên đạo 1 cách cẩn trọng[9].