.

KIÊN TRINH

 18:04 11/09/2015

KIÊN TRINH ( Jiànzhèn - Tsienn Tchenn). Huyệt thứ 9 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 9). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Kiên ( có nghĩa là bình thường hay trái nghĩa với bất bình thường). Huyệt có dấu hiệu ở vai đau và nâng cánh tay khó khăn. Nó có thể đẩy mạnh sự kháng cự của cơ thể để xua tan yếu tố gây bệnh bên ngoài, đẩy mạnh hoạt động chức năng của khớp vai phục hồi nó trở lại bình thường, nên có tên là Kiên trinh ( phục hồi bình thường vai).

RỄ NHÀU

RỄ NHÀU

 12:06 10/09/2015

Cây nhàu còn gọi là cây ngao hoặc nhàu rừng, nhàu núi (Morinda citrifolia L.). Bộ phận để làm thuốc là vỏ cây, rễ, lá, quả. Các vị thuốc này sau khi thu hái đem phơi khô hoặc sấy khô là được. Vỏ rễ nhàu chứa moridon, acid rubicloric, alizarin α - methyl ether và một số dẫn chất của hợp chất anthraquinon có tác dụng hạ huyết áp mạnh và kéo dài. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế nhẹ đối với hệ thần kinh trung ương.

.

KIÊN TỈNH

 18:50 09/09/2015

KIÊN TỈNH ( Jiàn Jing - Tsienn Tsing ). Huyệt thứ 21 thuộc Đởm kinh ( G 21). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai hay cùng vai); Tỉnh ( có nghĩa giếng, nói đến chỗ hõm sâu). Huyệt ở trên vai, dưới nó là khoang ngực trống và sâu như một cái giếng nên gọi là Kiên tỉnh.

.

KIÊN NGUNG

 18:41 09/09/2015

KIÊN NGUNG ( Jiànyú - Tsienn Lu). Huyệt thứ 15 thuộc Đại trường kinh ( LI 15). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Ngung ( có nghĩa là đầu xương vai). Huyệt này ở đầu xương vai và có biểu hiện ở sự rối loạn vai nên gọi là Kiên ngung ( đầu xương vai).

.

KIÊN NGOẠI DU

 18:30 09/09/2015

KIÊN NGOẠI DU ( Jiànwàishù - Tsienn oae Iu). Huyệt thứ 14 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 14). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Ngoại ( có nghĩa là bên ngoài); Du ( là nơi ra vào, ở đây có nghĩa là huyệt. Kiên ngoại có nghĩa là bên ngoài xương vai ở phía trên vai, nói đến huyệt không nằm trên xương vai mặc dù gần với nó. Huyệt này cao hơn biên giới giữa của xương vai, không giống như hai huyệt ( Kiên trung du, Thiên liêu) trước đây nằm trên đó. Do đó mà có tên Kiên ngoại du ( huyệt bên cạnh ngoài xương vai).

.

KIÊN LIÊU

 18:07 07/09/2015

KIÊN LIÊU ( Jiànliáo - Tsienn Tsiao). Huyệt thứ 14 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 14). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai, nói đến khớp vai, đầu trên xương cánh tay); Liêu ( có nghĩa là kẻ hở xương). Đây là huyệt cuối cùng của kinh này trên vùng xương vai và nằm trong chỗ hõm xương. Do đó mà có tên Kiên liêu.

.

KHÚC VIÊN

 17:59 07/09/2015

KHÚC VIÊN ( Quỳuán - Tsiou Yuann). Huyệt thứ 13 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 13). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là cong); Viên ( có nghĩa là tường thấp). Huyệt nằm ở chỗ hõm cong trên xương vai, xương vai trông giống như một bức tường thấp, do đó mà có tên là Khúc viên ( bức tường cong).

.

KHÚC TUYỀN

 17:49 07/09/2015

KHÚC TUYỀN ( Qù quán - Tsiou Tsiuann). Huyệt thứ 8 thuộc Can kinh ( Liv 8). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là một cái gì đó cong hay quanh co); Tuyền ( có nghĩa là suối, ở đây có nghĩa là một chỗ hõm). Khi định vị huyệt này bảo bệnh nhân ngồi gập chân lại. Huyệt nằm trong chỗ hõm, thường xuất hiện ở mặt giữa của đầu gối. Do đó có tên là Khúc tuyền.

.

KHÚC TRÌ

 17:54 06/09/2015

KHÚC TRÌ ( Qùchí - Tsiou Tchre). Huyệt thứ 11 thuộc Đại trường du ( LI 11). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là gập cong khuỷu tay); Trì ( có nghĩa là cái ao). Chỗ hõm nơi huyệt này được người ta ví như cái ao. Khi khuỷu tay gập cong lại nơi đó có một chỗ hõm nên gọi là Khúc trì ( ao cong).

.

KHÚC TRẠCH

 16:58 05/09/2015

KHÚC TRẠCH ( Qùzé - Tsiou Tsre). Huyệt thứ 3 thuộc Tâm bào kinh ( P 3). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là một cái gì đó cong, ở đây nói đến sự uốn cong của khuỷu tay); Trạch ( có nghĩa là đầm lầy, thường nó rộng và cạn hơn một cái ao) Huyệt thuộc Hợp Thủy của kinh thủ Quyết âm Tâm bào, thường được tượng trưng bởi nước. Khi định vị trí này khuỷu tay được gập cong lại. Do đó mà có tên Khúc trạch.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây