18:00 28/11/2015
NGOẠI QUAN ( Wàiguàn - Oaé Koann). Huyệt thứ 5 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 5). Tên gọi: Ngoại ( có nghĩa là bên ngoài, ở đây nói đến mặt ngoài cẳng tay); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Đường kinh tới đây, từ cổ tay như đi vào một cửa ải giữa hai gân lớn. Ngoài ra nó là Lạc huyệt của kinh Thủ Thiếu dương. Từ đó, một nhánh kết hợp với Thủ Quyết âm Tâm bào trên mặt giữa của cẳng tay, nó cũng đối diện một một cửa ải bên trong ( Nội quan). Do đó mà có tên Ngoại quan,
20:37 25/11/2015
NGOẠI LĂNG ( Wàiling - Oae Ling ). Huyệt thứ 26 thuộc Vị kinh ( S 26). Tên gọi: Ngoại ( có nghĩa là ngoài); Lăng ( có nghĩa là cái gò, đống đất lớn). Huyệt nằm trên mặt ngoài của cơ thẳng bụng, nơi có cơ nổi lên như cái gò, nên gọi là Ngoại lăng ( bên ngoài gò).
20:24 25/11/2015
NGOẠI KHÂU ( Wài qiù - Oáe Tsiou). Huyệt thứ 36 thuộc Đởm kinh (G 36). Tên gọi: Ngoại ( có nghĩa là bên ngoài, mặt ngoài của chân); Khâu ( có nghĩa là cái gò, mô đất. Ở đây nói đến chỗ u lồi nhô lên của xương). Huyệt ở trên mặt bên của chân và khi người ta đi thì cơ quanh huyệt đó tạo thành một chỗ lồi lên. Do đó mà có tên gọi Ngoại khâu.
20:10 25/11/2015
NGHÊNH HƯƠNG ( Yíngxiăng - Ing Siang). Huyệt thứ 20 thuộc Đại trường kinh ( LI 20). Tên gọi: Nghênh ( có nghĩa là đón tiếp một cách ân cần); Hương ( có nghĩa là mùi thơm). Huyệt có quan hệ Biểu ( Phế); Lý ( Đại trường) cũng là huyệt cuối cùng của đường kinh Thủ Dương minh Đại trường. Phế có chỗ thông với mũi, châm vào có tác dụng thông lợi tỷ khiếu, khôi phục được khứu giác, cho nên có tên là Nghênh hương ( đón tiếp mùi thơm).
21:57 23/11/2015
NGÂN GIAO ( Yín Jiàn - Inn Tsiao ). Huyệt thứ 28 thuộc Đốc mạch ( GV 28). Tên gọi: Ngân ( có nghĩa là lợi ( chân răng)); Giao ( có nghĩa là cắt ngang). Huyệt nằm ở giữa lợi trên và lợi môi trên, ở hàm môi trên. Đó là nơi hợp của mạch Nhâm và mạch Đốc. Do đó mà có tên Ngân giao.
21:38 23/11/2015
NÃO KHÔNG ( Nao kòng - No Rong - Nao Krong). Huyệt thứ 19 thuộc Đởm kinh ( G 19). Tên gọi: Não ( có nghĩa là não, óc hay đầu); Không ( có nghĩa là lỗ hổng. Nói đến chỗ lõm). Huyệt nằm bên Não hộ, ở trong một chỗ lõm trên chẩm ót, do đố mà có tên là Não không.
21:28 23/11/2015
NÃO HỘ ( Năo hù - No Fou - Nao Rou). Huyệt thứ 17 thuộc Đốc mạch ( GV 17). Tên gọi: Não ( có nghĩa là não, óc); Hộ ( có nghĩa là cổng). Huyệt nằm ở trên lỗ chẩm được xem là cái cổng của bộ não. Do đó mà có tên là Não hộ
16:39 05/11/2015
MI XUNG ( Meichòng - Mei Tchrong - Mi Tchong). Huyệt thứ 3 thuộc Bàng quang kinh ( B 3). Tên gọi: Mi (có nghĩa là lông mày; Xung (có nghĩa là vọt, quay mặt về một phía hay di chuyển về một phía). Trong trường hợp này nói đến hướng của kinh, từ huyệt trước ở lông mày. Do đó có tên là Mi xung.
18:12 02/11/2015
MỆNH MÔN ( Mingmén - Ming Menn). Huyệt thứ 4 thuộc Đốc mạch ( GV 4). Tên gọi: Mệnh ( có nghĩa là những sự cùng, thông, được, hỏng, hình như có cái gì chủ trương, sức người không làm được gọi là mệnh. Cần cho sự sống và cuộc sống); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Huyệt quan trọng mang hàm ý cửa ngỏ của đời sống. Huyệt Mệnh môn nằm giữa hai huyệt Thận du là một huyệt quan trọng trong việc chữa trị những rối loạn liên quan tới Thận dương là nền móng cơ bản của sự sống.
18:07 02/11/2015
LƯƠNG MÔN ( Liáng Mén - Leang Menn). Huyệt thứ 21 thuộc Vị kinh ( S 21). Tên gọi: Lương ( nguyên gốc có nghĩa là cái cầu, chỗ ách yếu của sự vật, ở đây nói đến hội chứng " Phục lương"); Môn ( có nghĩa là cái cửa, nơi ra vào). Phục lương là bệnh danh cổ đó là chứng bệnh có hòn khối hoặc túi hơi ở vùng dưới tâm và quanh rốn. Phần lớn do khí huyết kết trệ gây ra. Nếu liên quan với Tâm gọi là Phục lương, liên quan với Tỳ gọi là Bĩ khí, liên quan với Phế gọi là Tức bôn, liên quan với Thận gọi là Bôn đồn, liên quan với Can gọi là Phì khí. Do chứng tích chứa hòn khối hữu hình ở trong vùng bụng ngực. Căn cứ vào bệnh cơ, hình thái và bộ vị chia theo khu vực của ngũ tạng để có năm danh từ trên gọi chung là " Ngũ tích'".. Châm huyệt Lương môn có thể giảm bớt những vấn đè trên như thể mở cửa để xua đuổi sự rối loạn. Do đó mà có tên Lương môn ( cửa thông tích)