05:20 19/09/2015
LỆ ĐOÀI ( Lì dui - Li Toé). Huyệt thứ 45 thuộc Vị kinh ( S 45). Tên gọi: Lệ ( có nghĩa là nghiêm khắc, ở đây đặc biệt nói tới Vị.); Đoài ( có nghĩa là một quẻ trong Bát quái, có nghĩa là cửa). Huyệt là huyệt "Tỉnh" của kinh Túc Dương minh Vị và là một trong những nơi quan trọng mà phải đi ngang qua đó, nên có tên là Lệ đoài ( cửa cơ bản).
05:11 19/09/2015
LẬU CỐC ( Lòugu - Leou Kou - Lao You). Huyệt thứ 7 thuộc Tỳ kinh ( SP 7). Tên gọi: Lậu ( có nghĩa là rỉ dột vào hay thấm qua; Cốc ( có nghĩa là thung lũng ở đây nói đến chỗ hõm). Huyệt ở trên mắt cá trong 6 thốn, chỗ hõm ở dưới xương. Kinh mạch của đường kinh này từ đó rỉ thấm phân tán ra. Cho nên gọi là Lậu cốc ( thung lũng rỉ).
08:34 17/09/2015
LÃI CẤU ( Lígòu - Li Keou). Huyệt thứ 5 thuộc Can kinh ( Liv 5). Tên gọi: Lãi ( có nghĩa là con mọt gỗ, đồ đạc dùng lâu bị sứt mẻ cũng gọi là lãi); Cấu ( có nghĩa là chỗ hõm, hẹp, nhỏ). Khi bàn chân bị gập cong lên, có thể xuất hiện một chỗ hõm nhỏ hẹp ở vùng huyệt. Huyệt có dấu hiệu biểu hiện các triệu chứng bạch đới, xuất huyết tử cung, ngứa âm hộ. Một số bệnh nhân có những triệu chứng trên, đặc biệt ở triệu chứng cuối cùng, có thể có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, như một cái gì đó di chuyển trong vùng bị ảnh hưởng. Do đó có tên là Lãi cấu.
06:03 17/09/2015
LẠC KHƯỚC ( Luò què - To Tsri - Loc K'héoc). Huyệt thws8 thuộc Bàng quang kinh ( B 8). Tên gọi: Lạc ( có nghĩa là những phần phụ, nói đến những mạch nhỏ, hay những mạch bị sung huyết trong trường hợp viêm màng tiếp hợp); Khước ( có nghĩa là loại trừ hay khước từ). Huyệt có dấu hiệu ở chứng đau và đỏ mắt, bài tiết loại bỏ sự sung huyết khỏi các mạch máu. Do đó mà có tên là Lạc khước.
00:45 17/09/2015
LAO CUNG ( Láo Gòng - Lao Kong). Huyệt thứ 8 thuộc Tâm bào lạc kinh ( P 8). Tên gọi: Lao ( có nghĩa là nổ lực, lao động); Cung ( có nghĩa là cung điện). Bàn tay con người là cơ quan lao động. Huyệt ở giữa trung tâm lòng bàn tay thuộc Thủ Quyết âm Tâm bào. Tâm bào lạc là cung điện của Tâm, cho nên gọi là Lao cung.
05:25 15/09/2015
KỲ MÔN ( Qìmén - Tchi Menn). Huyệt thứ 14 thuộc Can kinh ( Liv 14). Tên gọi: Kỳ ( có nghĩa là kỳ hẹn, chu kỳ); Môn ( có nghĩa là cái cửa). Huyệt ở bên thân mình, đó cũng là nơi khí đến và đi. Sự lưu thông của khí và huyết của các kinh bắt đầu từ Vân môn đi ngang qua Phế, Đại trường, Vị, Tỳ, Tâm, Tiểu trường, Bàng quang, Thận, Tâm bào lạc, Tam tiêu, Đởm và Can, cuối cùng chấm dứt ở Kỳ môn. Đó là huyệt cuối cùng nếu tính theo thứ tự trong số huyệt không thay đổi của 12 kinh. Ở cuối cùng chu kỳ kinh khí, nên có tên Kỳ môn.
05:16 15/09/2015
KINH MÔN ( Jìngmén - Tsing Menn). Huyệt thứ 25 thuộc Đởm kinh ( G 25). Tên gọi: Kinh ( có nghĩa là to lớn, chính, cái gì đó quan trọng); Môn ( có nghĩa là cái cửa, qua đó khí và huyết có thể đến và đi). Huyệt là Mộ huyệt của Thận, nằm sát với Thận, nó biểu hiện dấu hiệu của sự rối loạn chức năng thận, bởi những đặc trưng quan trọng của nó. Cho nên gọi là Kinh môn.
00:25 13/09/2015
KINH CỪ ( Jìng qú - Tsing Tsiu). Tên gọi: Kinh ( có nghĩa là đường đi, thông lộ " sở hành vi kinh"; Cừ ( có nghĩa là nước kênh, ngòi). Huyệt là nơi khí huyết của Phế kinh trôi chảy rót vào trong đường kinh này nên gọi là Kinh cừ.
00:12 13/09/2015
KINH CỐT ( Jìng gu - Tsing Kou). Huyệt thứ 64 thuộc kinh Bàng quang ( B 64). Tên gọi: Kinh ( có nghĩa là tên giải phẫu của xương thuộc khối bàn chân thứ năm. Huyệt ở sát với xương này, do đó mà có tên Kinh cốt.
00:06 13/09/2015
KIM MÔN ( Jìn mén - Tsinn Menn). Huyệt thứ 63 thuộc Bàng quang kinh ( B 63). Tên gọi: Kim ( có nghĩa là vàng, giá trị lớn); Môn ( có nghĩa là cổng hay cửa lớn). Huyệt quan trọng của kinh Bàng quang có giá trị như vàng, nên có tên Kim môn.