Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo
0985261315
.

ĐÀO ĐẠO

 08:19 19/09/2014

ĐÀO ĐẠO ( Táodào). Huyệt thứ 13 thuộc Đốc mạch ( GV 13). Tên gọi: Đào ( có nghĩa là đồ sành, đồ gốm, mừng rỡ); Đạo ( có nghĩa là con đường hay lối đi). Huyệt có dấu hiệu bất ổn về tinh thần, suy nhược tinh thần, đau đầu, đau cổ. Đốc mạch chi phối phần dương của cơ thể, hỏa khí đi lên qua mạch này giống như khói đi qua ống khói của lò gạch. Do đó mà có tên là Đào đạo.
.

BỘC THAM

 07:56 30/08/2014

BỘC THAM ( Púcàn Púshèn). Huyệt thứ 61 thuộc Bàng quang kinh (B 61). Tên gọi: Bộc ( có nghĩa là đầy tớ); Tham ( có nghĩa là vào hầu). Ngày xưa khi người đầy tớ hầu việc gặp người chủ của mình buộc phải chào cung kính bằng cách quỳ sát hai chân xuống. Ở vị trí này, huyệt nằm ngay dưới mấu chuyển lớn và bị mấu chuyển lớn ấn ngay vào gót chân, nơi đó gọi là Bộc tham.
.

BĨ CĂN

 06:56 29/08/2014

BĨ CĂN ( Pigèn). Kỳ huyệt. Tên gọi: Bĩ ( có nghĩa là bế tắc, sưng rắn hình như trong bụng có cục); Căn ( có nghĩa là rễ cây, bò dưới một vật gì gọi là căn, hủy diệt hoàn toàn. Huyệt có tác dụng làm dứt nọc sự bế tắc của khí, sinh ra cục hòn trong bụng, gọi là Bĩ căn.
.

DÂY ĐAU XƯƠNG

 05:15 28/07/2014

DÂY ĐAU XƯƠNG còn gọi là cây Khoan cân đằng, tiếng Trung Quốc có nghĩa là làm cho xương cốt được thư giãn khoẻ mạnh. Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr. (Tinospora Tomentosa Miers, Timospora Malabarica Miers, Menispermun Malabarilum Lamk). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
.

THIÊN GIA DIỆU PHƯƠNG: Các bệnh vần G

 20:42 27/05/2014

“ Thiên gia diệu phương” có thể hiểu là “Những bài thuốc hay của đông đảo thầy thuốc” là một cuốn sách giới thiệu nhiều bài thuốc (cổ phương, tân phương, dân gian, gia truyền) dùng chữa những bệnh thường gặp nhưng chữa chạy không dễ dàng…Do đó, ngoài khái niệm và thuật ngữ của y dược học cổ truyền còn có khái niệm và thuật ngữ của y học hiện đại và cả 2 giới y dược cổ truyền và hiện đại đều có thể tìm thấy ở đây những kinh nghiệm bổ ích về y dược. (GS Hoàng Bảo Châu)
.

ĐỊNH NINH TÔI HỌC MẠCH: Thiết chẩn - Đại cương

 11:45 27/03/2014

Thiết chẩn: Đứng hàng thứ 4 cũng là đứng cuối cùng trong hàng Tứ chẩn, thiết chẩn là căn bản, là chủ chốt, là một việc cần thiết nắm phần quan trọng rất lớn trong việc xét mạch để biết bệnh ở “nội thể”. Thật vậy, mặc dù đối trước bệnh nhân, ta đã thấy người (Vọng), đã nghe nói chuyện (Văn) và đã hỏi những điều cần phải biết (Vấn) để xét bệnh.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây