2. CHỈ ĐỊNH:Bướu cổ giai đoạn I, II, chưa có biểu hiện chèn ép gây trở ngại đến hô hấp và các tổ chức lân cận.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:- Bướu cổ quá lớn (độ III, IV) gây chèn ép, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
- Bướu cổ ở những người có rối loạn về máu chảy, máu đông
4. CHUẨN BỊ:4.1. Cán bộ y tế: Bác sĩ, y sĩ, lương y được đào tạo về châm cứu.
4.2. Phương tiện- Máy điện châm hai tần số bổ, tả.
- Kim mãng châm đã vô khuẩn, loại 20cm: 6 cái, 15cm: 6 cái, 10cm: 10 cái, dùng riêng cho từng người.
- Khay men, kìm có mấu, bông, cồn 70°.
4.3. Người bệnh- Người bệnh được khám và làm hồ sơ bệnh án theo qui định.
- Tư thế nằm ngửa.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:5.1. Phác đồ huyệt- Hợp cốc - Phù đột
- Nhân nghinh - Thủy đột
- Thiên đột - Nội quan
- A thị huyệt
5.2. Thủ thuật- Xác định và sát trùng da vùng huyệt, châm kim nhanh qua da, đẩy kim từ từ tới huyệt theo hướng đã định, châm phải đạt đắc khí.
- Châm tả:
+ Hợp cốc + Phù đột
+ Nhân nghinh + Thủy đột
+ Thiên đột + Nội quan
+ Hoặc có thể dùng kim châm xung quanh bướu theo A thị huyệt và châm thẳng vào giữa bướu
5.3. Kích thích bằng máy điện châm- Tần số: + Tả: 6- 20Hz, + Bổ: 0,5- 4Hz
- Cường độ: Từ 14-150micro Ampe
- Thời gian: 20-30 phút cho một lần điện châm
5.4. Liệu trình Điện châm một ngày một lần, một liệu trình điều trị từ 14-28 lần tuỳ mức độ bệnh.
6. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN:6.1. Theo dõi: toàn trạng, độ to nhỏ của bướu.
6.2. Xử lý tai biến- Vựng châm: Người bệnh hoa mắt chóng mặt, mạch nhanh, đáp ứng chậm. Xử trí: rút kim ngay, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Theo dõi mạch, huyết áp.
- Chảy máu khi rút kim: dùng bông khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.