2. CHỈ ĐỊNH:
Người bệnh bị đau do loét dạ dày – tá tràng.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Trường hợp có chỉ định can thiệp ngoại khoa.
4. CHUẨN BỊ:
4.1. Cán bộ y tế: Bác sĩ, y sĩ, lương y được đào tạo về châm cứu
4.2. Phương tiện
- Máy điện châm hai tần số bổ, tả.
- Kim châm cứu vô trùng dùng một lần.
- Khay men, kìm có mấu, bông, cồn 70°.
4.3. Người bệnh
- Người bệnh được khám và làm hồ sơ bệnh án theo qui định.
- Người bệnh nằm nghiêng, chân dưới duỗi, chân trên co.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
5.1. Phác đồ huyệt
- Thể Can khí phạm Vị
- Trung quản - Kỳ môn
- Cự khuyết - Nội quan
- Túc tam lý - Dương lăng tuyền
- Thể Tỳ Vị hư hàn
- Tỳ du - Vị du quản
- Cự khuyết - Chương môn
- Nội quan - Túc tam lý
- Tam âm giao
5.2. Thủ thuật
Xác định và sát trùng da vùng huyệt, châm kim qua da nhanh, đẩy kim tới huyệt theo hướng đã định, châm phải đạt đắc khí.
- Thể Can khí phạm Vị, châm tả:
- Trung quản - Kỳ môn (2 bên)
- Cự khuyết - Nội quan (2 bên)
- Túc tam lý (2 bên ) - Dương lăng tuyền (2 bên)
- Thể Tỳ Vị hư hàn: châm bổ hoặc cứu các huyệt ở hai bên:
- Tỳ du - Vị du quản
- Cự khuyết - Chương môn
- Nội quan - Túc tam lý
- Tam âm giao
5.3. Kích thích bằng máy điện châm
- Tần số: + Tả: 6 - 20Hz, + Bổ: 0,5 - 4Hz
- Cường độ: 14-150micro Ampe
- Thời gian: 20-30 phút cho một lần điện châm
5.4. Liệu trình
Điện châm ngày 2-3 lần tùy theo số cơn đau, châm cho đến khi người bệnh hết đau.
6. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN:
6.1. Theo dõi: Toàn trạng người bệnh.
6.2. Xử lý tai biến
- Vựng châm: Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt. Xử lý: rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Theo dõi mạch, huyết áp.
- Chảy máu khi rút kim: dùng bông khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.