21. Hỏi:Phàm vị chua đeu hay sinh tân (nước miếng), đó là thuyết nào ?
Đáp:Tân sinh ở Thận mà phân táng ở Can; Mộc hay rỉ nước Can phát khí mẹ (thủy sinh mộc) vị chua dẫn động Can khí cho nên Tân chảy ra.
22.Hỏi: Chua chủ thu liễm, ma chua quá lại phát mữa, sao vậy ?
Đáp: Cay chủ thăng tán, mà cay quá thì chủ ôn giáng, chua chủ thu liễm mà chua quá thì sinh mữa vọt lên, vật ở trên tột thì lại xuống vật ở dưới tột, thì lại nên xem ĐẠI TIỂU SÀI HỒ THANG của TRƯƠNG TRỌNG CẢNH trị Can hỏa thổ nghịch (mửa nghịch lên). NGÔ THÙ DU THANH trị thổ nghịch do Can hàn. Biết rằng thổ ắt có khí của Can Mộc đi lên, mới phát thổ thì làm cho thổ ắt cũng có Can khí đi lên, mới thổ ra, NHỊ PHÀN hay thứ phèn rất chua, biến làm vị chát, chua thì thu mà dẫn tân (nước miếng) chát mà ngăng lại mà không chảy, Can khí quá cấp bức đi nghịch lên cho nên phát thổ. Phèn xanh do ở chất đồng sinh ra, có vị chua của mộc, mà chính được tính kim thu của đồng, Kim tính hoãn thì bình được Mộc khí làm cho đi xuống; Kim tính cấp thì ngăn Mộc khí mà làm thổ ra; như thế nhận thấy lý thường biến của kim Mộc; Cho nên Tôi nói: có vị của Mộc, đều có tính của kim; âm dương trao đổi giúp đỡ, duy tính của Mộc không thay đổi, bàn vị, bàn thuốc nên cứu xét rõ.
23.Hỏi:Theo lý luận trên đây, thì mặn là vị của thủy, đương nhiên có tính của hỏa. Tại sao Toàn Phúc Hoa mặn mà thuận giáng đờm hỏa, Trạch tả mặn mà nhuận lợi thấp nhiệt, Côn Bố, Hải Tảo mặn mà thanh Can hỏa, Mang tiêu, hàn thủy thạch mặn mà tả tỳ hỏa. Còn giữ vị mặn, còn giữ bản tính của thủy, chưa hề có Hỏa tính ?
Đáp: Vị bình thường, không rời bản tính vị cùng tội ắt biến đổi bản tính. Ví dụ : ít đắng là thuốc ôn Tâm hỏa; mà đắng lắm thì lại hóa lạnh. Cho nên ít mặn đều mang khí của hàn thủy; mà mặn lắm thì biến thành nhiệt. Trong quẻ ly có âm , trong quẻ Khảm có dương đều là theo lý nhất định. TOÀN PHÚC HOA vị ít mặn, hoa sắc vàng, thấm sương mà sinh, có nhiều kim khí ít thủy khí cho nên nhuận lợi phế kim, không được lấy thuần mặn mà bàn. CÔN BỐ, HẢI TẢO sinh ở trong nước vị ít mặn, mà chất là cỏ, là vật mang hai thứ khí là Mộc thủy, cho nên thanh hỏa nhuận can mộc. HÀN THỦY THẠCH, có nhiều tính của đá, vị tuy mặn, mà không mặn lắm; vả lại ở núi có thứ đá đó, sinh ra thủy chảy thành suối, vì vậy đá đó có thuần thủy tính cho nên thanh nhiệt. MANG TIÊU tuy mặn, mà chưa đến cùng cực, cho nên cồn tính của hàn thủy; đại hạ được hỏa, còn theo bản tính của thủy, không phải tính biến hóa của vị mặn cùng tột. Còn như HỎA TIÊU thì mặn lắm, biến ra tính của hỏa cho nên đốt cháy, đó là hỏa trong thủy. Ăn nhiều muối quá tức thời khát nước, cũng là một thí nghiệm vào huyết sinh nhiệt, người phương tây luyện muối gọi là diêm tinh (muối tinh); lại luyện chất mặn, gọi là kiềm tinh. Hai thứ ấy chứa vào một chổ, có pha lê ngăn cách. Chỉ đập phá pha lê thì bốc cháy dữ dội. Phép chế thủy lôi của phương tây là như thế. Diêm Tinh phát hỏa thì biết muối vị mặn, trong có tính hỏa nhiệt. Mà hỏa trong thủy, là hỏa của Mệnh Môn, ít mặn thì dẫn được hỏa đi xuống, như mấy thứ thuốc ở trên. Mặn lắm thì trợ được hỏa đi lên như HỎA TIÊU, DIÊM TINH. Ở đất thục nuôi heo đực cho ăn muối, để bỏ nọc với nhiều heo cái cũng tức là kinh nghiệm giúp phát xuất mệnh môn hỏa để trợ dương. Trong thuốc có nhục thung dung ban đầu là tinh của ngựa nhỏ giọt xuống đất mà sinh ra, sau lấy mầm truyền lại, lại có hình tượng cái âm hành của con người, vị mặn vào Thận, cho nên ôn nhuận mà làm mạnh phần âm để trợ dương trong Thận, mà bổ ích mệnh môn hỏa, còn như nấu luyện thu thạch, để tư âm, trị được bệnh dương nuy, mà không biết vị mặn lắm, chỉ trợ được hỏa của mệnh môn để làm cường dương, giống như nuôi heo đực cho ăn muối, đó là tráng dương, không phải tư âm được. Cho nên người uống Thu Thạch, thường bị âm khô thành bệnh lao, đều không biết ý nghĩa mặn lắm trợ hỏa. Tuy Đồng Tiện vốn là tư âm, mà nấu luyện thành thu thạch, thì nung nấu đã nhiều, không được lấy tính của Đồng Tiện mà bàn nữa. Vì vị của thủy, đều có tính của hỏa, cũng chỉ là trở lại ý nghĩa dương trong quẻ khảm mà thôi.
24.Hỏi:Hàn, nhiệt, ôn, bình ( lạnh, nóng, ấm, trung bình ) đã nói hết được tính. Ở trên đã phân ngũ hành, ngũ tạng, đã rõ tính hàn, nhiệt, ôn, bình không cần nhắc lại. Nhưng thuốc phân ra trên, dưới, biểu, lý ( trong, ngoài ), lại còn phân biệt thăng giáng, phù, trầm ( lên, xuống, chìm, nổi). xin được nghe.
Đáp: Đó là gốc âm dương của trời đất. Gốc ở dương, lấy khí làm chủ : đi lên, đạt ra ngoài, cho nên lên mà khí nổi, chạy đến thượng tiêu, để phát ra ngoài. Gốc ở âm, lấy vị ( mùi ) làm chủ : đi ở trong đạt xuống, cho nên xuống mà khí chìm, đi ở trong, đạt hạ tiêu. Khí gốc ở trời, vị thành ở đất. Nội Kinh : Trời lấy năm khí nuôi người, đất lấy năm vị nuôi người, gốc ở trời thì gần với trên, gốc ở đất thì gần với dưới. Lý thăng, giáng, phù, trầm thấy rõ.
25. Hỏi: Bạc Hà, Tân Di, Ma Hoàng, Quế Chi, Sinh Khương, Thông Bạch, Khương Hoạt, Độc Hoạt, Cát Căn, Sài Hồ, Bạch Đầu Ông, Thăng Ma, Tử Tô, Kinh Giới, Bạch Chỉ, Lô Cam Thạch, Hải Thạch, Cúc Hoa, Liên Kiều, Ngân Hoa, Thương Nhĩ Tử, Thạch Cao, Mạn Kinh Tử đều là thuốc thăng, phù mà công dụng đều khác nhau, sao vậy ?
Đáp: Đó là thuốc của khí phần. Lại phải xem hình dáng, mùi vị để phân biệt. Bạc Hà, Tân Di cùng một vị cay, khí đều trong nhẹ, mà hình dáng đều khác. Bạc Hà là loài thảo nhỏ, mọc thành chùm, không chỉ một thân cho nên phân tán bốn phía lại lên đến đầu cổ, vì khí nhẹ bốc lên. Tân Di sinh ở ngọn cây, mà búp nhọn hướng lên, vị cay khí bốc lên, cho nên chuyên chủ đi lên, tán được phong hàn ở não và lỗ mũi, Ma Hoàng tuy có một thân lên thẳng, mà là thứ cỏ mọc chùm giống như Bạc Hà, cho nên đi lên, lại phân tán ra ngoài. Bạc Hà được khí nhẹ bỗng của trời, vị cay, lại gồm được vị của đất, cho nên gồm cả vào huyết phần. Như Ma Hoàng thì thân rỗng, lên thẳng, không có vị mạnh, thuần là khí nhẹ bỗng của trời, cho nên chuyên chủ vào khí phần. Dương theo âm ra thấu đạt đến da lồng của chu thân, Quế Chi và Ma Hoàng cùng một thứ thuốc thăng tán, nhưng khí vị đều không giống. Tính của cành nhánh chỉa ra bốn phía, khí cũng nhẹ bổng, nhưng quế gồm có vị cay thì được vị của đất, cho nên gồm vào huyết phần, tán được phong hàn trong huyết mạch, cơ nhục. Xem MA HOÀNG THANG của TRỌNG CẢNH phát ra da lông, QUẾ CHI THANG giải cơ thì biết bàn về huyết phần, khí phần. SINH KHƯƠNG khí thăng tán, mà lại giáng khí, chỉ ẩu được, vì vị mạnh hơn; vả lại, là rễ trong đất mang vị của địa hỏa, mà về gốc, cho nên giáng khí, chỉ ẩu, tuy thăng tán được, mà không giống với Ma, Quế thuần thăng. cho nên TIỂU SÀI HỒ, NHỊ TRẦN THANG đều dùng để chỉ ẩu, rễ của Thông Bạch (hành trắng) cũng sinh trong đất, nhưng lá rỗng thân thẳng, khí mạnh hơn vị, dẫn khí của hoàng tuyền dưới đất, lên đến mầm lá, cho nên chuyên chủ thăng tán thông được Phế khiếu. BẠCH THÔNG THANG của TRỌNG CẢNH , dùng để thông dương khí lên trên, thì lấy khí của hoàng tuyền dưới đất lên đến mầm, lá để làm thông dương trong thủy của thái dương, mà giao với đầu cổ. KHƯƠNG ĐỘC CÁT CĂN rễ đều sâu, lấy được thủy khí trong đất, lên đến mầm lá, mầm lại rất dài, hình tượng kinh thái dương trong thân thể, theo trong nước của Bàng Quang, đưa dương khí đến kinh mạch, để bảo vệ chu thân, cho nên hai vật đều vào kinh thái dương. KHƯƠNG ĐỘC khí vị rất cay nóng, cho nên phát tán mà thương tổn huyết; CÁT CĂN khí vị trung bình hơn, cho nên tính phát tán nhẹ mà không thương tổn huyết, rễ sâu dẫn thủy khí được, đưa lên đến mầm lá, cho nên gồm cả đem tân dịch lên, SÀI HỒ BẠCH ĐẦU ÔNG đều một thân thẳng, hoa đều thơm nhẹ, cho nên thăng tán kết uất; BẠCH ĐẦU ÔNG trị được kiết lỵ mót rặn, là vị thăng tán kết uất, ( làm cho uất kết phân tán đi lên ); SÀI HỒ trị chứng đầy tức, khí của thái dương hãm lại trong ngực, không đưa được ra ngoài, cho nên ngực đầy, Sài Hồ làm cho thông suốt, cũng là ý nghĩa thăng tán uất kết. Mà hai vật không giống nhau: BẠCH ĐẦU ÔNG không gió tự lai động, có giờ đứng im, sắc trắng có lông, có lông là được phong khí, lại thu hái ở mùa thu, được khí của kim mộc giao hiệp, cho nên dức được phong, theo phế kim để đạt đến khí của phong mộc, làm cho mộc không khinh lờn thổ, cho nên làm cho khỏi mót rặn mà hết bệnh kiết lỵ. SÀI HỒ sắc xanh một thân lên thẳng, sinh ở mùa xuân, thu hái ở mùa hạ, được khí vị của thủy mộc, theo trung thổ để đạt đến khí của mộc hỏa, làm cho không kinh lờn phế, cho nên làm thông suốt cái uất kết ở ngực, TRỌNG CẢNH dùng sài hồ, để trị bệnh thiếu dương, ý nghĩa rất tinh tế. Thiếu dương là dương trong thủy, xuất phát ở tam tiêu, để đi đến tấu lý ghé ở trong đảm, để tiêu hóa cơm nước, ắt là mạng lưới của tam tiêu thông suốt, mộc hỏa của can đảm thanh hòa mà dương trong thủy từ trong đạt ra ngoài. SÀI HỒ thân nó rổng xốp, có bạch tương thông khí, giống như màng lưới của tam tiêu, màng lưới có đường nếp dính liền với thịt da gân cốt, cho nên gọi là tấu lý. Thiếu dương là mộc hỏa, uất ở da chứa không thông đạt, thì sinh nóng lạnh. SÀI HỒ làm thông suốt được, vì thân xốp rổng, giống nhu da thứa làm thông đạt dương khí, vị đắng thanh, nên thanh được hỏa của tam tiêu. Như vậy SÀI HỒ trị đởm là dùng vị đắng, trị tam tiêu là dùng thân rổng xốp lên thẳng, trị thái dương là thông đường tam tiêu để thông đạt khí, thì là mượn đường lối trị giáng tiếp, không phải là trị trực tiếp. SÀI HỒ phải dùng thứ thân lên thẳng, sắc xanh, có lá bốn phía, như trúc diệp mà nhỏ, nở hoa nhỏ vàng, là thứ thật, đó là thứ Trọng Cảnh dùng. Gần đây có thứ rễ cỏ (thảo căn) cay ấm phát biểu, tuyệt không có tính của Sài Hồ, dứt khoát không nên dùng. Tại Tử Đồng của Tứ Xuyên sản xuất Sài Hồ, giá rất rẻ, thiên hạ không thông dùng, chỉ vì trong sách thuốc nói có nhuyễn Sài Hồ, Hồng Sài hồ, Ngân sài hồ làm xáo trộn thật giả, sai với tính dược của Trọng Cảnh, đáng tiếc!đáng tiếc!THĂNG MA vị ngọt, làm thăng khí của tỳ vị; sở dĩ thăng được, là vì trong rễ có đường rỗng, dẫn thủy khí lên đến mầm đọt, cho nên tính chủ thăng, nhưng không có tính tứ tán, vì rễ chuyên chủ thăng, không giống Sài Hồ thuộc về mầm lá, cho nên có tính phân tán, vì rễ chuyên chủ thăng, không giống Sài Hồ thuộc về mầm lá, cho nên có tính phân tán. TỬ TÔ giống như kinh giới, sắc hồng tán được huyết phần, cành lá tấch rời ra, cho nên tính chủ tán nhiều mà chủ thăng ít. BẠCH CHỈ cay thơm, sắc trắng vào phế, và kinh dương minh, tính của rễ lại chủ thăng, cho nên thăng tán phong hàn của phế và dương minh, xem độc hoạt sắc đen, vào thái dương, thiếu âm, bạch chỉ sắc trắng, vào phế và dương minh đó là kim thủy khác chất, cho nên vào theo tượng loại. Sở dĩ tính đều thăng tán, mà chủ trị khác nhau. NGÂN HOA, LIÊN KIỀU, CAM CÚC vị thanh mà chất nhẹ, cho nên thăng được thanh khí, thăng được nhiệt khí ở đầu, mắt,ở thượng tiêu; nhưng không có khí cay tán, cho nên không chủ tàng; THANH CAO, THƯƠNG NHĨ đều không cay tàn, mà chủ tán được, thì lại lấy hình khí mà bàn, THANH CAO cành lá tứ tán, mà vị đắng, cho nên tán hỏa được, hễ có gai, có gốc có lông, đều cảm dược phong khí, cho nên chủ tán phong. MẠN KINH TỬ khí mạnh, mà chất cũng nhẹ, cho nên chủ tán phong ở đầu mắt. LÔ CAM THẠCH, HẢI THẠCH đều là chất nhẹ nổi, nhưng thuộc thể đá, là trong có tính trầm, cho nên không đạt ra ngoài, không lên chóp đầu dược, mà chỉ tán được kết của đờm hỏa ở phế vị. Bài thuốc phù trầm để trị bệnh phù trầm, mà có ý nghĩa biểu, lý, thăng, giáng cũng được sáng tỏ.
26. Hỏi: Bản Thảo nói: Thuốc đi lên lấy muối chế thì đi xuống được, thuốc đi xuống, lấy rượu chế, thì đi lên được, rượu cũng là ngũ cốc làm ra, sao có thuần tính đi lên ?
Đáp: Khí gốc ở trời, cho nên chủ thăng. Rượu chính là vật hóa khí, vì vậy ưa đi lên. Xem cách nấu rượu trắng, dùng ống đồng lấy hơi, vào đáy nồi phía trên hóa ra rượu. Rượu đều là hơi nước đi lên, dương ở trong thủy, gốc đi lên. Người phương tây lấy khinh khí dưỡng khí ở trong nước, đi lên được, cháy được thành lửa; chứa dương thì đi lên. Thủy làm quẻ khảm, khí của hào giữa là dương, cho nên khí từ khí từ thủy sinh ra mà đi lên. Khí thanh dương ở ngoài trời, đều là dương trong thủy được phát sinh ra. Nấu rượu lấy men làm dậy dương, lấy lửa nấu khiến cho âm hóa làm dương, hơi lên đi ra, thành rượu, toàn là khí dương đi lên cho nên chủ thăng. Lại như ủ rượu nếp thang lấy men trộn với xôi nếp; phát nóng nát ra; rượu chảy ra, còn bả xôi lại; cũng là theo cách hóa hơi, cho nên thuộc dương cũng chủ thăng. Nhưng rượu nếp thang và rượu trắng không giống nhau. Rượu trắng do ống đồng ở trên dẫn ra thuần là thanh khí; Rượu nếp thang ủ ở trong vò còn có nước đục. Cho nên rượu nếp thang vị đậm hơn, vào được huyết phần, tính cũng ngưng trệ, nên sinh đờm thấp. Đồng một tính đi lên, mà một thứ trong một thứ đục, mới khác về phù trầm ( nổi chìm ). Cho nên xát định dược lý phải tinh tế.
27. Hỏi: Mạch Nha và Rượu Nếp Thang đều ủ men mà hóa ra. Tại sao mạch nha ngọt nhuận, mà tính không đi lên ?
Đáp: Rượu do ủ kín, tự nhiên chảy ra, được nhiều khí hóa ra, cho nên khí thịnh mà đi lên. MẠCH NHA nấu đặc buộc phải chảy ra, được ít khí hóa ra, cho nên vị thịnh, mà không đi lên. Vì rượu được khí mạnh của trời mà đi lên, mạch nha được vị mạnh của đất mà bổ. TRỌNG CẢNH dùng mạch nha trong KIẾN TRUNG THANG chính là để bổ trung cung. Xem rượu trắng đi lên mà không ở một chổ, mạch nha ở một chổ mà không đi lên, rượu nếp thang vừa đi lên vừa ở một chổ, chổ khác nhau là toàn ở khí, vị đậm, nhạt. bàn tính thuốc cần xét rõ lý do.
28. Hỏi:MANG TIÊU, ĐẠI HOÀNG, BA ĐẬU, ĐÌNH LỊCH, HẠNH NHÂN, CHỈ XÁC, HẬU PHÁC, NGƯU TẤT, DĨ NHÂN, TRẦM HƯƠNG, GIÁNG HƯƠNG, THIẾT LẠC, GIẢ THẠCH, TÂN LANG, TRẦN BÌ các thứ đó đều chủ đi xuống ( giáng), có thứ đi xuống mà thu vào, có thứ thu vào mà tán ra, có thứ xuống mà công phá, có thứ xuống mà thấm lợi, có thứ vào khí phần, có thứ vào huyết phần, lại có thể biết rõ chăng ?
Đáp: Đi lên là đều được khí của trời, đi xuống là đều được vị của đất. Cho nên vị đậm thì xuống mau, vị nhạt thì xuống chậm, lại hợp với hình chất mà bàn, thì nặng nhẹ cũng có khác nhau. MANG TIÊU vốn được thủy khí, nhưng được tính âm ngưng trong thủy, mà vị mặn làm miềm vật rắn được, hạ nhiệt của khí phần, vì được vị âm của thủy; mà chưa được khí dương của thủy, cho nên xuống mà không lên, vả lại xét thủy thuộc khí phần, cho nên MANG tIÊU có vị ngưng thủy, thuần được tính âm của thủy, cho nên thanh giáng nhiệt của khí phần. Đối với ĐẠI HOÀNG vào huyết phần, xét ra khác nhau. ĐẠI HOÀNG vị đắng, đại hàn, là được vị âm của địa hỏa; mà sắc vàng, lại là phát hiện thối khí của hỏa, cho nên thối hỏa, chuyên hạ kết của huyết phần; vì vị đậm, vả lại có khí nóng, vị đã xuống mà khí giúp thêm, cho nên xuống mau. Tính hàn đều dẫn xuống, như Bạch Thược, Xạ Can, vị hay giáng lợi được đều vì vị đắng; đối với Đại Hoàng giáng hạ đồng một nghĩa. ĐẠI HOÀNG lại có tính đắng nhiều, BẠCH THƯỢC đắng ít hơn, cho nên Bạch Thược chỉ giáng ít, mà ĐẠI HOÀNG giáng nhiều.
29. Hỏi:Hoàng liên vị đắng, ở yên mà không chạy, mà một mình Đại hoàng công lợi, như thế là như thế nào?
Đáp: Cùng một vị đắng, mà chất của Hoàng liên khô mà không thấm ướt; chất của Đại hoàng hoạt nhuận có nước, cho nên chủ lợi hoạt; Hoàng liên lại thuần vị đắng mà không có khí, cho nên ở yên mà không chạy; Đại hoàng vị thuần đắng mà lại có khí nóng lạnh, lấy khí đẩy vị đắng đi, thì chạy mà không ở yên. Vì vậy khác với Hoàng liên.
30. Hỏi:Đại hoàng tính đắng lạnh đương nhien đi xuống, mà Ba đậu co tính cay nóng, đáng lẽ trái ngược với Đại-hoàng, sao cũng chủ công hạ ( xổ). Mà so với tính của Đại-hoàng rất mau hơn? Đó lại theo lý thuyết nào?
Đáp: Đó là lấy dầu trơn mà chủ hạ giáng. Giáng hạ (xổ) được là chỗ chuyên chủ của dầu trơn, chứ không phải chổ chuyên chủ của cay nóng. Phàm ăn Dầu-mè, Đương-qui đều được hoạt lợi đi đại tiện. Ba-đậu, Tỳ-ma-tử dều có dầu, đều hoạt lợi, đều làm hạ đại tiện. Nhưng Dầu-mè không nóng thì chậm đi, không cay thì khí không chạy tán, cho nên hạ đại tiện chậm. Tỳ-ma-tử vị cay khí ấm, như thế là có khí ấm, để đẩy tính dầu trơn, cho nên đi mau. Dầu Ba-đậu cùng một tính trơn, như dầu Mè, Thầu-dầu mà cay nhiều thì mạnh, nóng nhiều thì hung hãn. Lấy hung hãn để hoạt lợi, cho nên mau chóng không lưu trệ, hạt Mè cũng dầu trơn, mà không có tính cay nóng, cho nên chỉ nhuận giáng, không làm hạ mau.Đình-lịch cũng có dầu, đương nhiên hoạt lợi; lại có vị cay, giống với vị cay của Ba-đậu, mà có dầu tương tợ; vị lại đắng, giống với vị đắng của Đại-hoàng mà hoạt nhuận tương tợ; như vậy, Đình-lịch có cả 2 tính của Ba-đậu và Đại-hoàng, cho nên đại tả mủ máu, đờm ẩm trong phế; tính giáng rất mau, vì gồm cả tính của Đại-hoàng và Ba-đậu; thật là thứ thuốc mạnh. Sợ quá mạnh, cho nên Trọng-cảnh phải lấy Đại-táo bổ vào. Hạnh-nhân cũng có dầu, chỉ được vị đắng, mà không co khí cay nóng, cho nên giáng mà không gấp.