QUYẾT ÂM DU ( Juéyínshù - Tsiue Inn Chou). Huyệt thứ 14 thuộc Bàng quang kinh ( B 14). Tên gọi: Quyết (có nghĩa là khí nghịch lên tay chân giá lạnh); Âm ( có nghĩa là trái với Dương); Du ( có nghĩa là nơi vào vào của khí). Quyết âm nói đến Tâm bào lạc. Thầy thuốc xưa cho rằng Tâm bào lạc và Phế có liên quan chặt chẻ với nhau. Huyệt nằm ở giữa Phế du và Tâm du là nơi mạch khí của Thủ Quyết âm Tâm bào rót vào và di chuyển. Huyệt chủ trị chứng rối loạn của Tâm bào lạc, chứng tâm khí bất cố, tay chân quyết nghịch nên được gọi là Quyết âm du.
QUYỀN LIÊU ( Quánliáo - Tsiuann Tsiao). Huyệt thứ 18 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 18). Tên gọi: Quyền ( có nghĩa là xương gò má); Liêu ( có nghĩa là kẻ hở xương). Huyệt ở trong chỗ hõm bên dưới nơi cao nhất của xương gò má. Do đó có tên Quyền liêu ( kẻ hở xương gò má).
QUY LAI ( Gùilái - Kaé Laé). Huyệt thứ 29 thuộc Vị kinh ( S 29). Tên gọi: Quy ( có nghĩa là trở lại); Lai ( có nghĩa là trở lại), Hễ các chứng bệnh khí hãm hạ trụy, khí nghịch thượng xung hoặc khí loạn bất thuận gây ra thoát vị, sa sinh dục, bạch đới, đau trong ngọc hành, kinh nguyệt không đều, bôn đồn, đau bụng dưới. Châm huyệt này chủ yếu để điều trị: sa tử cung, phục hồi kinh nguyệt trở lại bình thường, khả năng sinh đẻ của phụ nữ cúng như làm trở lại những chứng thoát vị, nên gọi là Quy lai.
QUANG MINH ( Guàngminh - Koang Ming). Huyệt thứ 37 thuộc Đởm kinh ( G 37). Tên gọi: Quang ( có nghĩa là sáng, rực rở); Minh ( có nghĩa là sáng, mắt sáng). Huyệt nối Lạc của Túc Thiếu dương Đởm mà kinh này đi lên để nối với một nhánh phát sinh do huyệt đó nối với kinh Túc Quyết âm Can. Can khai khiếu ở mắt. Nó có dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn mắt, đồng thời có tác dụng tăng cường sự lưu thông ở các phần phụ và làm cho sáng mắt. Do đó có tên là Quang minh.
QUAN XUNG ( Guànchòng - Koann Tchrong). Huyệt thứ 1 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 1). Tên gọi: Quan ( có nghĩa là cửa ải); Xung ( có nghĩa là vọt). Lượng khí huyết chảy mạnh của kinh ở huyệt này. Huyệt là cửa ải trọng yếu trong việc khai thông đường kinh, nên có tên Quan xung.
QUAN NGUYÊN DU ( Guànyuánshù - Koann Iuann Chou). Huyệt thứ 26 thuộc Bàng quang kinh ( B 26). Tên gọi: Quan ( có nghĩa là cái chốt gài cửa); Nguyên ( có nghĩa là bắt đầu của khí); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt đối xứng với huyệt Quan nguyên của Nhâm mạch ở trước bụng, nó có quan hệ mật thiết với nguyên khí của cơ thể con người, cũng là du huyệt liên lạc với nguyên khí, cho nên gọi là Quan nguyên du.
QUAN NGUYÊN (Guànyuán - Koann Iuann). Huyệt thứ 4 thuộc Nhâm mạch ( CV 4). Tên gọi: Quan ( có nghĩa là cái chốt đóng cửa. Cái cốt yếu của sự vật gì hay chỗ tổng cục phân phát đi. Chỗ hiểm yếu); Nguyên ( có nghĩa là mới đầu, to lớn). Huyệt nằm bên dưới rốn, nơi mà nguyên khí được chứa dưới bụng dưới, là năng lượng lớn của sự sống.
QUAN MÔN ( Guàn mén - Koann Menn). Huyệt thứ 22 thuộc Vị kinh ( S 22), Tên gọi: Quan ( có nghĩa là cái thanh cài cửa, dùng một cái trục gỗ cài ngang cửa); Môn ( có nghĩa là cái cửa). Huyệt nằm ngang hàng nới chỗ nối của trường và vị. Khi có dấu hiệu chủ yếu của sự ăn không ngon miệng cũng giống như cửa của dạ dày bị cài đóng lại. Nên có tên Quan môn ( cửa bị gài đóng).